Giải đáp khi nào AM + MB = AB? Học Toán 6 cùng Vietlearn

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Ở bài trước, chúng ta đã đi tìm hiểu các kiến thức về đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng. Với bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi khi nào AM + MB = AB. Làm sao để biết một điểm có nằm giữa hai điểm không? Tất tần tận mọi thắc mắc về phần kiến thức này Vietlearn sẽ giải đáp ngay sau đây:

Khi nào AM + MB = AB?

Để trả lời câu hỏi, chúng ta xét ví dụ sau:

Cho 2 đoạn thẳng AB, đo độ dài các đoạn thẳng: AB, AM, MB ở cả hai hình.

Ví dụ lý giải khi nào AM + MB= AB

Sau khi đó , ta thu được kết quả sau đây:

Hình 1: AB = 7cm, AM = 3cm , MB = 4cm.

HÌnh 2: AB = 7cm, AM = 2cm, MB = 5cm.

Từ kết quả đo, ta rút ra nhận xét chung ở cả 2 hình:

Hình 1: AB = AM + MB = 3 + 4 = 7

Hình 2: AB = AM + MB = 2 + 5 = 7

Kết luận: M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại AB = AM + MB thì M nằm giữa A và B.

Đọc thêm: Học Toán 6 cùng Vietlearn: Cách đo và so sánh độ dài đoạn thẳng

Đo khoảng cách 2 điểm trên thực tế

Một số dụng cụ đo khoảng cách 2 điểm là: thước cuộn vải, thước cuộn bằng loại.

Thước cuộn bằng kim loại

Thước cuộn vải

Cách đo khoảng cách 2 điểm

Để đo khoảng cách 2 điểm, ta cần gióng đường thẳng đi qua 2 điểm này bằng thước đo.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 điểm nhỏ hơn độ dài của thước: Ta cần cố định thước ở 1 điểm, kéo dài thước đến điểm thứ 2.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 điểm lớn hơn độ dài của thước: Ta cần sử dụng liên tiếp nhiều lần thước.

Trong một số trường hợp thước chữ A có khoảng cách giữa 2 chân là 1m hoặc 2m được sử dụng để đo.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm điểm nằm giữa 2 điểm còn lại:

a. AB = 1cm, BC = 5cm, AC = 6cm

b. DE = 4cm, GE = 2cm, DG = 2cm

c. MN = 7cm, NO = 12cm, OM = 5cm

d. NE = 8 cm, EG = 9cm, NG = 17cm

Lời giải

a. B nằm giữa A và C vì : AB + BC = AC ( 1 + 5 = 6)

b. G nằm giữa D và E vì : GE + DG = DE ( 2 + 2 = 4)

c. M nằm giữa O và N vì: NM + OM = NO ( 7 + 5 = 12)

d. E nằm giữa N và G vì: NE + EG = NG ( 8 + 9 = 17)