Kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng – Học tốt toán 6

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Ở các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các kiến thức về tia, đoạn thẳng, cách so sánh độ dài đoạn thẳng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trung điểm của đoạn thẳng. Thế nào là trung điểm? Cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng là gì? Tất tần tật các kiến thức sẽ có trong bài viết sau:

Định nghĩa

HÌnh 1

Trong hình 1, M là trung điểm của đoạn thẳng AB:

M nằm giữa A và B.

Khoảng cách từ M đến A bằng khoảng cách từ M đến B.

Cách vẽ

Hình ảnh minh họa

Cách 1: Sử dụng thước đo. Tên tia AB, ta vẽ điểm M sao cho AM = 3cm

Cách 2: Gấp giấy:

Vẽ đoạn thẳng AB trên một tờ giấy.

Ta gập đôi tờ giấy sao cho điểm A trùng điểm B. Nếp gấp sau gập giấy chính là trung điểm M của đoạn thẳng AB.

Gấp giấy xác định trung điểm đoạn thẳng

Đọc thêm: Học Toán 6 cùng Vietlearn: Trả lời câu hỏi khi nào AM + MB = AB?

Bài tập vận dụng

Bài 1: Sử dụng thước đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC, CD trong hình vẽ sau. Hoàn thiện các phát biểu sau:

a. … là trung điểm của đoạn thẳng BD vì … nằm giữa và cách đều 2 điểm B và D.

b. A … trung điểm của BD vì A … đoạn thẳng BD.

c. … không là trung điểm của BC vì …

Hình vẽ

Lời giải

a. C là trung điểm của đoạn thẳng BD vì C nằm giữa và cách đều 2 điểm B và D.

b. A không là trung điểm của BD vì A không thuộc/ không nằm trên đoạn thẳng BD.

c. A/D không là trung điểm của BC vì không nằm giữa 2 điểm B và C.

Bài 2: Cho tam giác FNO. Vẽ tia Ox đi qua NF. Trên Ox lấy điểm E sao cho E là điểm thuộc NF và NE < EF. Lấy M là trung điểm của EF. OM vuông góc với FN Biết độ dài các đoạn thẳng: OF = 7cm, FN = 6cm, NE = 2cm, OE = 5cm. Tính diện tích tam giác OFM và tam giác OME

Trung điểm đoạn thẳng

Bài giải:

E thuộc NF nên NE + EF = NF => EF = NF – NE = 6 – 2 = 4cm

M là trung điểm của EF => ME = MF = EF/2 = 4/2 = 2cm

Diện tích tam giác OFM là: 1/2 x OF x MF = 1/2 x 7 x 2 = 7 cm²