Tại sao một ngày lại có hai mươi bốn tiếng?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum

Tại sao một ngày có hai mươi bốn giờ? Câu trả lời đơn giản đến mức tức cười, nhưng lại rất đúng: “đó là tại con người muốn vậy”.

Trong thiên nhiên cũng như trong thế giời loài người, chẳng có gì xảy ra mà không liên quan đến giờ, đến phút, đến giây. Con người phân chia thời gian thành những “khoảng” dài, ngắn… cho tiện vậy thôi. Tuy nhiên, khi nói đến “ngày” thì lại khác. Bạn đã biết, cùng một lúc trái đất xoay quanh quỹ đạo mặt trời thì nó cũng quay quanh trục của nó. Thời gian đủ để trái đất quay tròn một vòng quanh trục của nó gọi là một “ngày”.

Các nhà khoa học đã đo lường thời gian một cách chính xác. Vậy họ dùng chuẩn mực nào để đo lường thời gian? Họ dùng tinh tú, nghĩa là các ngôi sao để làm chuẩn tính thời gian. Các đài thiên văn có thứ đồng hồ rất đọc đáo gọi là “đồng hồ tinh tú”. Một “ngày tinh tú” bắt đầu khi một ngôi sao nào đó được chọn là chuẩn vượt qua kinh tuyến và kéo dài cho đến lúc chính ngôi sao đó lại vượt qua chính kinh tuyến đó.

Con người “cắt” thời gian của một ngày thành ra các khoảng giờ, phút, giây… vì vậy ta có thể nói một cách rất chính xác “ngày tinh tú” là gì. “Ngày tinh tú” gồm 23 giờ 56 phút và 4,09 giây. Nhưng một ngày tinh tú thật khó để áp dụng vào những mục đích thông thường. Do đó ta dùng con số 24 giờ cho tiện. Cái “chút xíu” thời gian dôi ra mỗi ngày được dồn lại thành một ngày “nhuần”. Con người từ thời xa xưa coi “ngày” là khoảng thời gian bắt đầu từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Thời gian ban đêm thì… không tính. Người Hy Lạp thì lại tính “ngày từ lúc mặt trời lặn hôm nay đến lúc mặt trời lặn hôm sau”. Người La Mã tính ngày từ nửa đêm nay đến nửa đêm sau. Trước khi cái đồng hồ thông dụng như ta thấy ngày nay được chế tạo ra thì người ta chỉ chia ngày ra làm 24 giờ (kể cả ngày và đêm). Nhưng sự phân chia như vậy không thực tế trong khoảng “ngày và đêm” ở những mùa khác nhau. Ngày nay, ở nhiều quốc gia đã ra luật định một ngày bắt đầu từ nửa đêm nay đến nửa đêm hôm sau theo kiểu La Mã và được chia ra làm 24 giờ.