Kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng – Học tốt toán 6

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Ở các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các kiến thức về tia, đoạn thẳng, cách so sánh độ dài đoạn thẳng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trung điểm của đoạn thẳng. Thế nào là trung điểm? Cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng là gì? Tất tần tật các kiến thức sẽ có trong bài viết sau:

Định nghĩa

HÌnh 1

Trong hình 1, M là trung điểm của đoạn thẳng AB:

M nằm giữa A và B.

Khoảng cách từ M đến A bằng khoảng cách từ M đến B.

Cách vẽ

Hình ảnh minh họa

Cách 1: Sử dụng thước đo. Tên tia AB, ta vẽ điểm M sao cho AM = 3cm

Cách 2: Gấp giấy:

Vẽ đoạn thẳng AB trên một tờ giấy.

Ta gập đôi tờ giấy sao cho điểm A trùng điểm B. Nếp gấp sau gập giấy chính là trung điểm M của đoạn thẳng AB.

Gấp giấy xác định trung điểm đoạn thẳng

Đọc thêm: Học Toán 6 cùng Vietlearn: Trả lời câu hỏi khi nào AM + MB = AB?

Bài tập vận dụng

Bài 1: Sử dụng thước đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC, CD trong hình vẽ sau. Hoàn thiện các phát biểu sau:

a. … là trung điểm của đoạn thẳng BD vì … nằm giữa và cách đều 2 điểm B và D.

b. A … trung điểm của BD vì A … đoạn thẳng BD.

c. … không là trung điểm của BC vì …

Hình vẽ

Lời giải

a. C là trung điểm của đoạn thẳng BD vì C nằm giữa và cách đều 2 điểm B và D.

b. A không là trung điểm của BD vì A không thuộc/ không nằm trên đoạn thẳng BD.

c. A/D không là trung điểm của BC vì không nằm giữa 2 điểm B và C.

Bài 2: Cho tam giác FNO. Vẽ tia Ox đi qua NF. Trên Ox lấy điểm E sao cho E là điểm thuộc NF và NE < EF. Lấy M là trung điểm của EF. OM vuông góc với FN Biết độ dài các đoạn thẳng: OF = 7cm, FN = 6cm, NE = 2cm, OE = 5cm. Tính diện tích tam giác OFM và tam giác OME

Trung điểm đoạn thẳng

Bài giải:

E thuộc NF nên NE + EF = NF => EF = NF – NE = 6 – 2 = 4cm

M là trung điểm của EF => ME = MF = EF/2 = 4/2 = 2cm

Diện tích tam giác OFM là: 1/2 x OF x MF = 1/2 x 7 x 2 = 7 cm²

Diện tích tam giác OEM là: 1/2 x OE x ME = 1/2 x 5 x 2 = 5 cm²

Bài tập nâng cao

Bài 3: Cho đường thằng AB = 11cm. Lấy M nằm giữa A và B, MA = 5cm. O là trung điểm của MB. Tính OM, OB.

Lời giải:

MB = AB – MA = 11 – 5 = 6cm

OM = OB = MB/2 = 6/2 = 3cm

Bài 4: Vẽ tia Ox trong đó OM = 4 cm, ON = 8cm. Trả lời các câu hỏi sau:

a. M có nằm giữa O và N không? Giải thích.

b. M có là trung điểm của ON không?

Lời giải

a. Ta có

M và N đều thuộc tia Ox.

OM và ON đều có chung gốc O.

ON > OM

=> M có nằm giữa O và N.

b. MN = OM – ON = 8 – 4 = 4cm

Ta có: OM =MN = 4cm nên M là trung điểm của ON.

Bài 5:Vẽ tia Ox. Trên Ox ta lấy hai điểm C,D trong đó OC = 4 cm, OD = 10cm. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng OD.

a. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD là bao nhiêu?

b. C có nằm giữa O và E không?

c. Tính độ dài CE.

Bài 6: Vẽ tia Oy. Trên Oy, ta lấy hai điểm A và B trong đó: OA= 14cm, OB = 16cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng OB.

a) Độ dài AB là bao nhiêu?

b) M có nằm giữa hai điểm O và A hay không?

3 bí mật phụ huynh có con học lớp 6 cần biết

Tâm lý con trẻ

Trẻ mới bước vào lớp 6 còn còn khá ham chơi, tín tập trung còn thấp. Đặc biệt với dư âm của kỳ nghỉ hè vừa qua con chưa thực sự thích thú với việc học. Đồng thời, lúc này bé vừa thay đổi môi trường học tập từ cấp 1 lên cấp 2. Khác với môi trường cấp 1, thầy cô luôn kèm cặp, sát sao chỉ đích danh, chi tiết việc cần làm cho con. Khi học cấp 2, thầy cô chỉ là người định hướng và yêu cầu khả năng tự học, tự giác của con cao hơn. Trong thời gian này, bố mẹ cần làm công tác tư tưởng cho con. Để con không bị bỡ ngỡ khi thay đổi môi trường học tập. Bố mẹ cũng cần rèn luyện trang bị cho con các kỹ năng: tự học, lắng nghe, ghi chép,… để con có thể thích ứng nhanh với môi trường học tập mới.

Tìm hiểu sở thích

Việc tìm hiểu sở thích của con bố mẹ cần làm càng sớm càng tốt. Dựa theo sở thích, khả năng bố mẹ có định hướng phù hợp cho con. Việc định hướng sớm là rất tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần tôn trọng sở thích của trẻ. Một vài bé có năng khiếu và sở thích về nghệ thuật tuy nhiên không nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ và gia đình. Vietlearn khuyên rằng việc để bé phát triển theo đúng sở thích khả năng của con sẽ tốt hơn rất nhiều. Chúng ta hãy định hướng cho con đi đúng trên cơ sở dở thích của con. Con sẽ không cảm thấy chán nản trong học tập. Bố mẹ không phải đau đầu tìm cách đối phó với bé.

Trẻ muốn được tôn trọng

Trẻ ở độ tuổi này đặc biệt rất muốn khẳng định bản thân. Bố mẹ nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Việc gạt phăng và cho rằng con không biết gì hay con còn nhỏ sẽ khiến các bé bị tổn thương tâm lý. Dần bé sẽ hình thành tâm lý tự ti, thu mình lại. Đối với một số trẻ việc khẳng định cái tôi sẽ dữ dội hơn. Tính cách của con hình thành thông qua các giáo dục, giao tiếp với bố mẹ. Bố mẹ hãy trở thành những người bạn tôn trọng và chia sẻ cùng con. Bé cảm thấy bản thân được tôn trọng bé. Bé cũng sẽ biết cách tôn trọng người khác.

Lời kết

Vietlearn hy vọng với bài viết trên đã giúp các bạn học sinh có đầy đủ các kiến thức về trung điểm đoạn thẳng. Ghé qua blog Vietlearn để tìm hiểu thêm các kiến thức và dạng bài tập mới.

Kho tài liệu học tập Miễn Phí – Vietlearn

Vietlearn gia sư trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Với khóa học K12 các môn: Toán, Lý, Hóa,… dành cho các lớp từ 1 đến lớp 12. Các khóa học được thiết kế trực quan, sinh động. Bạn muốn củng cố các kiến thức cơ bản? Bạn muốn học các kiến thức Toán nâng cao? Vietlearn là lựa chọn phù hợp cho các bạn học sinh. Đến với Vietlearn, bạn sẽ được thiết kế riêng một lộ trình học dựa trên khả năng, kết quả học tập. Vietlearn tự tin giúp bạn học tốt môn Toán. Truy cập Vietlearn.org/

Cách đo và so sánh độ dài đoạn thẳng – Họ