Máy chủ server là gì? Phân loại, vai trò và nguyên lý hoạt động

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Server là gì? Là thuật ngữ không còn xa lạ đối với những ai thường xuyên làm việc với máy chủ hay quản trị website. Máy chủ giữ vai trò quan trọng, quyết định tới “sự sống” của website và cơ sở dữ liệu. Để có nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.

Server là gì?

Server còn có các tên gọi khác là Server Computer, End System đều có nghĩa là máy chủ. Đây là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh và có khả năng xử lý cao. Máy chủ cho phép người dùng cài đặt phần mềm để phục vụ cho các máy trạm truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Khái niệm server nghĩa là gì còn được hiểu là một phần mềm hoặc thiết bị phần cứng chấp nhận và phản hồi lại các yêu cầu được thực hiện qua mạng. Thiết bị thực hiện yêu cầu và nhận phản hồi từ máy chủ được coi là client. Trên internet, server được sử dụng để chỉ hệ thống máy tính nhận file web và gửi từ các file đó tới client.

Trước đây, định nghĩa máy chủ server là gì chỉ được hiểu đơn giản là một CPU, nhưng có chức năng, cầu hình, dùng hệ điều hành riêng,….và nó cũng chính là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính.

Client server là gì?

Client server là mô hình mạng máy tính gồm có 2 thành phần đó là máy khách (client) và máy chủ (server). Trong mô hình này, server là nơi lưu trữ tài nguyên, được cài đặt các chương trình dịch vụ và thực hiện các yêu cầu của client. Client giữ vai trò quan trọng đối với máy chủ. Client gồm máy tính và các thiết bị điện tử khác.

Phân loại server máy chủ

Phân loại dựa trên phương pháp xây dựng một hệ thống máy chủ

Căn cứ vào phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân chia làm 3 loại chính đó chính là:

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): Là máy chủ chạy trên phần cứng và có các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM và Card mạng. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình sẽ đòi hỏi tưới việc thay đổi phần cứng của máy chủ.

Máy chủ ảo (VPS): Là dạng máy chủ được tạo ra từ phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ server khác nhau. Máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Quá trình nâng cấp , thay đổi cấu hình của máy chủ rất đơn giản, bạn có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý của hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo VPS sẽ phụ thuộc và giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội, điều này giúp cho máy chủ hoạt động nhanh, ổn định và hạn chế được tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nên dễ càng nâng cấp từng phần của thiết bị trong quá trình sử dụng.

Phân loại theo chức năng

Máy chủ web (web server): Được cài đặt phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho công việc quản trị và lưu trữ website.

Máy chủ email ( mail server): Máy chủ này được sử dụng để hỗ trợ việc gửi và nhận email. Nếu bạn sử dụng ứng dụng email (email client) trên máy tính thì phần mềm này sẽ kết nối với máy chủ IMAP hoặc máy POP để tải thư máy tính của bạn và máy chủ SMTP sẽ gửi thư trở lại thông qua máy chủ email.

Máy chủ FPT (FTP server): Hỗ trợ việc di chuyển các tệp thông qua giao thức truyền tải tập tin. Các máy chủ FTP có thể truy cập từ xa thông qua phần mềm FTP chuyên dụng.

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database server): Được cài đặt phần mềm quản trị dữ liệu, giúp cho việc quản trị, xử lý và truy xuất dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất đó là MySQL,…

Máy chủ DNS (DNS server): Còn được biết đến với tên gọi hệ thống phân giải tên miền. Máy chủ DNS có nhiệm vụ là phân giải địa chỉ IP thành tên miền và ngược lại.

Máy chủ DHCP (DHCP server): Thực hiện nhiệm vụ phát địa chỉ IP cho các thiết bị tham gia vào mạng.

Nguyên lý hoạt động của máy chủ server

Các máy chủ sẽ hoạt động theo mô hình client-server, server là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ cho các yêu cầu từ chương trình khác, các client (khách hàng). Máy chủ sẽ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách, khách hàng sẽ được kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng cũng có thể chạy trên cùng một máy tính – computer. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động giống như một socket listener (giao thức nghe).

Máy chủ thường sẽ cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng hoặc là để người dùng cá nhân của một tổ chức hoặc cho người dùng thông qua mạng internet. Computer server điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ in (print server), máy chủ mail (mail server), máy chủ ứng dụng (application server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), hoặc một số loại khác của máy chủ.

Nhiều hệ thống lựa chọn và sử dụng mô hình này bao gồm cả các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer sẽ cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.

Vai trò của máy chủ server

Vai trò chính của server là lưu trữ, cung cấp, xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức nào đó qua mạng LAN hoặc internet. Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố cần phải bảo trì.

Đối với các doanh nghiệp thì máy chủ là bộ phận quan trọng giúp cho việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành các phần mềm của doanh nghiệp.

Với các người dùng đơn lẻ, server đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành từ những dữ liệu của hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng máy tính server

Máy chủ đem tới cho người dùng nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến như:

Dễ dàng tìm kiếm dữ liệu: Dữ liệu được quản lý tập trung trong máy chủ, bạn dễ dàng truy cập vào mail, dữ liệu hay các tập tin để tìm kiếm dù bạn không ở công ty.

Đồng bộ hóa, chia sẻ quyền truy cập, sử dụng thiết bị và tài nguyên (máy in, máy fax,…): Cho tất cả nhân viên, nhân viên có thể sử dụng mọi tài nguyên thông tin trên máy chủ.

Khả năng bảo mật thông tin tuyệt đối: Mỗi một doanh nghiệp, tổ chức, công ty đều có một server riêng nên khả năng bảo mật thông tin gần như là tuyệt đối.

Tăng khả năng xử lý: Khả năng xử lý mạnh mẽ trong khoảng thời gian cao điểm, đáp ứng tốt về các nhu cầu về nguồn lực như tốc độ đường truyền cao, CPU, RAM.

So sánh Shared Hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server

Để giúp người dùng lựa chọn máy chủ mạng phù hợp, chúng tôi sẽ so sánh Shared Hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server. Cụ thể:

Shared Hosting VPS Dedicated Server Cloud Server

Định nghĩa Là dịch vụ lưu trữ web, chứa nhiều trang web trên một máy chủ và được kết nối với internet. Được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa, chia tách từ bộ phận của máy chủ riêng vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau Là máy chủ vật lý, chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, RAM,… Là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và ứng dụng, cung cấp cho bạn khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn.

Tài nguyên Chia sẻ tài nguyên dựa trên một máy chủ vật lý cho nhiều tài khoản shared hosting. Dễ bị giới hạn về tài nguyên và khả năng bảo mật thấp. VPS có tính năng tương tự như một server riêng nhưng thực tế nó vẫn chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Tài nguyên của máy chủ Dedicated Server độc lập, riêng biệt và không chia sẻ với bất kỳ ai Được ảo hóa thông qua đường truyền internet. Tính sẵn sàng cao, sử dụng tài nguyên tính toán động.

Hiệu năng – Đủ cho cá nhân và doanh nghiệp

– Không có quyền truy cập vào các tài nguyên quan trọng, sâu vào hệ thống.

– Bị hạn chế khi web có lượng truy cập lớn

– Hiệu suất của web có ảnh hưởng tới các trang web khác trên cùng một máy chủ.

– Được khởi tạo và chạy dựa trên một máy chủ vật lý.

– Server có thể bị treo vào khoảng thời gian cao điểm, khiến VPS ngưng hoạt động.

– Hiệu năng làm việc cao, an toàn, email ổn định.

– Việc triển khai backup sẽ tốn nhiều chi phí.

– Data được tập trung trên hệ thống cloud storage, I/O phân chia đều trên các server.

– Data được backup, sẵn sàng phục hồi.

– Cloud server vẫn hoạt động bình thường dù máy chủ vật lý bị lỗi nhờ cơ chế đồng hộ dữ liệu.

Khả năng mở rộng – Hạn chế do chia sẻ tài nguyên với nhiều shared hosting khác.

– Tài khoản sẽ bị khóa nếu như máy chủ bị quá tải.

– Có thể cấp lại tài nguyên dựa trên lượng tài nguyên còn lại của máy chủ vật lý.

– Nếu nâng cấp quá nhiều thì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên.

– Nâng cấp phức tạp vì phải mua các thiết bị phần cứng chuyên dụng.

– Server có thể bị downtime trong quá trình nâng cấp.

Khả năng nâng cấp và mở rộng linh hoạt khi nhu cầu sử dụng thay đổi.

Quản trị Không quá khó khăn, nhưng đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kiến thức liên quan Người dùng có toàn quyền quản trị máy chủ ảo như máy chủ vật lý. Thế nhưng cũng đòi hỏi người dùng cần có kỹ năng quản trị Toàn quyền quản trị máy chủ, có quyền cài đặt và cấu hình theo ý muốn Người dùng cần có kiến thức, kỹ năng quản trị máy chủ ảo.