Khái niệm quản lý gì? Vai trò của cá nhân, tổ chức quản lý
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Quản lý là gì? Là một hoạt động quan trọng đảm bảo cho bộ máy của các công ty, doanh nghiệp vận hành ổn định. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc hãy theo dõi các chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org nhé!
Quản lý là gì? Các khái niệm liên quan
Khái niệm quản lý là gì?
Quản lý là việc quản trị một tổ chức có thể là doanh nghiệp hay một tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan Chính phủ. Quản lý sẽ bao gồm các hoạt động như thiết lập chiến lược của tổ chức, điều phối các nỗ lực của nhân viên với mục đích hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực có sẵn như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực.
Khái niệm về quản lý còn được hiểu là công việc của một người lãnh đạo, điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình căn cứ vào các quy định, định luật hay nguyên tắc nào đó để hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý.
Nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý có tên gọi trong tiếng anh là Manager. Là người làm việc trong các tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ trước cấp trên. Người quản lý sẽ thực hiện các công việc như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát tài chính,…..để đạt được mục tiêu đặt ra trước đó.
Nhà quản lý là một danh từ chung được dùng để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định có thể là tổ chức kinh doanh hoặc phi kinh doanh.
Quản lý xã hội là gì?
Quản lý xã hội là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Quản lý xã hội chính là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lý lên xã hội một cách khách quan để duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng, mục tiêu mang xu thế phát triển của xã hội. Quản lý xã hội diễn ra trong điều kiện môi trường biến động, vận động không ngừng nên cần phải quan tâm tới quá trình phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng.
Khái niệm quản lý công là gì?
Quản lý công là việc thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước và các công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước. Nó có thể là thu thập, phân tích các số liệu thống kê của nhà nước, giám sát quỹ, phát triển, thi hành các chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác như biên tập sách, quản lý cơ quan, tổ chức nhà nước,…