ALEXANDER ĐẠI ĐẾ CÓ THỰC SỰ VĨ ĐẠI?
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Nghệ thuật quân sự đã giúp vị hoàng đế trẻ Alexander lật đổ đế chế Ba Tư và xây dựng nên đế chế Hy Lạp khi ông chưa đầy 20 tuổi, nhưng không phải những cuộc chiến tranh xâm lược này đã mở đường cho sự bành trướng của nền văn hoá Hy Lạp ở khu vực Trung Đông.
Các tài liệu khảo cổ trước đây cho thấy, vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, vị hoàng đế trẻ Alexander vĩ đại đã làm chấn động vùng đất Trung Đông với cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Hầu hết các tài liệu khẳng định, cuộc chiến này đã mở đường cho bành trướng nhanh chóng của nền văn hoá Hy Lạp trên vùng đất bị chiếm đóng. Và đây là một trong những lý do chính để người ta tôn Alexander là đại đế. Nhưng theo một số nghiên cứu mới của Andrew F.Steward (Mỹ) và các cộng sự, thành công của vị hoàng đế Macedonia này có thể không vĩ đại như cái tên của ông. Có những bằng chứng khá rõ ràng về việc nền văn hoá vật thể của Hy Lạp vươn tầm ảnh hưởng đến bờ biển của Israel ít nhất là một thế kỷ trước cuộc chiến của Alexander.
Bức tượng kể lại truyền thuyết của 2 anh em sinh đôi Rumulus và Remus
Theo Steward, kết quả nghiên cứu này đã mở ra những nghi vấn đối với các giả thuyết cho rằng tiến trình Hy lạp hoá, hay quá trình xâm lược của văn hoá Hy lạp, diễn ra mạnh mẽ nhờ những chiến thắng của Alexander. “Bằng chứng cho thấy nền văn hoá Hy Lạp đã không bành trướng, ít nhất là ở khu vực này dưới thời Alexander. Nếu có, đó chỉ là một vài công trình quân sự, như các thành luỹ”, Steward cho biết.
Trong suốt hai thập kỷ, Steward đã khai quật ở vùng đất cát xưa kia từng là một thành phố cổ thịnh vượng của người Phoenicia bên bờ đông Địa Trung Hải – thành Dor, mà nay chính là lãnh thổ Israel. Khu vực rất ít bị động chạm đến trong suốt hơn hai thiên niên kỷ qua.
Có vẻ như rất logic khi kết luận rằng các chiến thắng về quân sự ở Iran. Afghanistan, Israel hay một số điểm nóng khác dẫn tới sự bành trướng của nền văn hoá và các giá trị của đội quân xâm lược. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không thấy có bằng chứng về một thành phố mới (điều chứng tỏ sự bành trướng về văn hoá sau một cuộc chiến tranh cổ đại) phát triển trên những phế tích của Dor như ở nhiều nơi khác.