BÍ ẨN VỀ NHỮNG NGỌN ĐÈN VĨNH CỬU
Năm 1300, lý thuyết “dầu đặc biệt” được soi rõ phần nào, khi nhà nghiên cứu Marcus Grecus viết trong tác phẩm Liber Ignum (Sách lửa) rằng một số ngọn đèn vĩnh cửu có dùng nhiên liệu đặc biệt. Đó không phải là dầu mà chỉ là một loại bột mịn được tạo ra từ những “con sâu phát sáng”, nhưng là loài sâu gì thì Marcus không biết và bí ẩn mãi mãi bị chôn vùi. Marcuss chỉ nói rằng “ta đã quan sát sợi bấc. Nó dài bằng cánh tay ta. Rất lâu sau đó, ta quay lại và thấy chiều dài của nó vẫn thế, chẳng có ai thay bấc mới hay trút thêm bột”.
Năm 1402, trong mộ phần Pallas (con trai vua Evandra – La Mã), người ta tìm được một ngọn đèn vĩnh cửu và cho rằng nó đã cháy được 2.600 năm. Để dập tắt nó, theo các bậc cao niên, chỉ có cách đập vỡ tất cả hoặc trút ngược “dầu” của nó.
Năm 1450, một nông dân ở Padoue (Italy), trong lúc cày ruộng trên cánh đồng của mình đã tìm được một cái bình bằng đất nung, tiếp đó là hai bình nhỏ bằng kim loại, một bằng vàng và một bằng bạc. Trong hai hũ này là một loại chất nhờn kỳ lạ, nửa như dầu, nửa như mật ong. Bên trong cái bình bằng đất nung là một cái bình đựng đất nung khác đựng trong một ngọn đèn vĩnh cửu vẫn đang cháy. Bị chôn dưới lòng đất (không biết từ bao giờ) mà lại cháy được trong điều kiện ít ôxy như vậy, đó quả là một bí ẩn thần kỳ.
Năm 1610, nhà nghiên cứu Ludovicius Vives khẳng định ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu (cháy qua 1.500 năm) và bị đám thợ gốm đập vỡ. Nhà sử học Cambden (Anh) vào năm 1586 cũng nhắc về một ngọn đèn vĩnh cửu tại phần mộ của Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế. Chlorus qua đời năm 306 ở Anh và từ đó, có một ngọn đèn vĩnh cửu được dặt trong phần mộ của ông. Vua Henri VIII vào năm 1539 đã giải tán rất nhiều nhà thờ và tu viện ở Anh, từ đó, có rất nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt, trừ khi bị đập vỡ. Ở Tây Ban Nha, cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại Cordone vào năm 1846.
Các phát hiện nói trên chứng tỏ những ngọn đèn kỳ bí này không phải là sản phẩm của riêng Hy Lạp, Ai Cập hay La Mã. Linh mục Evariste – Regis Huc (1813-1860) là người rất thích du ngoạn ở châu Á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở Tây Tạng vào năm 1853.