Tại sao bạn không nghe được tiếng Anh? 3 lý do và cách khắc phục

Nền tảng lý thuyết trên được áp dụng trên thực tế ra sao?

Khi tập nghe ngoại ngữ, bạn cần phân bổ sự chú ý (mental resources) của mình vào đúng chỗ. Giáo viên thường đưa ra một lời khuyên vô bổ cho học sinh rằng họ phải “tập trung vào keyword”, nhưng thế nào là keyword? Làm sao tôi nhận ra được keyword khi tất cả những gì tôi nghe được chỉ là một chuỗi âm thanh bùng nhùng?

Trong thế giới SPOKEN, keyword luôn được đánh dấu bằng volume (nói to) và clarity (nói rõ ràng).

Một câu nói điển hình nhìn dưới góc độ volume:

Để hiểu một câu nói, bạn chỉ cần nghe được những từ mà người ta nói to và rõ, vì đây là phần mang thông tin quan trọng nhất. Vì thế, trong trường hợp bạn không nghe được một số phần của câu, việc cần làm KHÔNG PHẢI LÀ TUA LẠI HAY HOẢNG SỢ. Bạn nên đánh giá xem thông tin mình bỏ lỡ có quan trọng hay không? Nếu nó chỉ là một chuỗi âm thanh nhỏ và líu ríu, bạn có thể bỏ qua không thương tiếc. Chúng ta phải nhớ rằng mật độ thông tin trong hệ SPOKEN rất thấp, và khả năng cao là những gì bạn không nghe được thực ra chỉ toàn “rằng thì mà là”, không có giá trị gì hết. Đây là tình huống thường xảy ra nhất.

Nhưng nếu một từ được nói to dõng dạc lại là từ bạn không biết (một từ mới), bạn phải làm gì. Cũng như trên, đừng tua lại và đừng hoảng sợ. Trong trường hợp không nhận diện được một từ, việc nghe lại lần thứ hai, thứ ba thường không giúp ích gì thêm.

Đến đây chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong thế giới SPOKEN, nơi mà ngôn ngữ hoạt động khác với hệ WRITTEN quen thuộc. Ở WRITTEN, thông tin chỉ xuất hiện một lần và rất cô đọng. Trong văn viết, lặp lại thông tin là một lỗi nghiêm trọng (“huge big tree” tất nhiên bị coi là sai). Nhưng trong SPOKEN, tính lặp (redundancy) mới là nguyên tắc thống trị. Một mẩu thông tin sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại dưới nhiều dạng khác nhau (“the huge tree, the big one over there, you see”). Điều này đảm bảo listener nắm được message và tránh hiểu nhầm. Vậy khi không nhận diện được A, bạn nên suy ra A từ những thông tin xung quanh nó. Trước và sau A thường là những từ mang nội dung tương tự. Vẫn câu phía trên nhưng nhìn từ góc độ redundancy: