Trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ ở độ tuổi nào?
Còn hầu hết học sinh ở Việt Nam đang học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Điều này khác với song ngữ. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ quá sớm có thể có tác động tiêu cực đến tiếng mẹ đẻ. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng độ tuổi quan trọng cần dành cho việc học tiếng mẹ đẻ là từ 2 đến 4 tuổi.
Hai công trình nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1987 và 1991 đã chỉ ra rằng việc tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên của trẻ em có thể bị đình trệ nếu chúng bị chìm đắm trong việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai trong thời gian dài tại trường mầm non hoặc nhà trẻ. Một số cha mẹ thậm chí còn cảm thấy phải ngừng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà để tập trung cho việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc trẻ bị lẫn lộn và mất sự tự tin vào bản thân.
- Nhiều phụ huynh quyết định cho con chuyển từ trường mẫu giáo quốc tế/ trường quốc tế sang trường công lập của Việt Nam khi họ phát hiện ra rằng tiếng Anh của con mình tốt hơn nhiều so với tiếng Việt. Theo bạn, thực tế này là do học ngoại ngữ quá sớm hay do phương pháp giảng dạy kém?
Neil Roberts: Bất kể là bắt đầu học ở thời điểm nào, từ kinh nghiệm của tôi, người học phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất khi có được môi trường hỗ trợ tốt. Điều này không có nghĩa là cha mẹ phải giao tiếp tiếng Anh với chúng; thay vào đó cần quan tâm đến việc học của con cái, khuyến khích và khen ngợi đối với những kết quả đạt được của con, cho dù kết quả còn khiêm tốn.
Như đã có đề cập ở trên, khó có thể cân bằng được mong muốn của các bậc phụ huynh khi vừa muốn con nói tiếng Anh tốt nhưng đồng thời cũng muốn con thông thạo hoàn toàn tiếng mẹ đẻ. Đối với trẻ em học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, sẽ hữu ích cho các em nếu dành phần lớn thời gian ở bậc mầm non cho việc học bằng tiếng mẹ đẻ.
Dù học bất kỳ một ngôn ngữ thứ hai nào điều rất quan trọng là chất lượng giảng dạy phải tốt và có môi trường hỗ trợ hơn là việc tạo sự thúc ép.
- Ở Vương quốc Anh, độ tuổi phổ biến để trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ là độ tuổi nào? Những ngôn ngữ nào thường được dạy và học? Nhà trường và phụ huynh có kỳ vọng gì khi cho trẻ học một ngoại ngữ mới?
Neil Roberts: Theo Chương trình Giáo dục Quốc gia, trẻ em nên bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6 hoặc 7 tuổi. Các ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hoa. Ở Anh, các bậc cha mẹ ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi thế mà trẻ em có thể có trong cuộc sống sau này nếu chúng học ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, vì ngôn ngữ không bắt buộc sau 14 tuổi nên thách thức đối với nhà trường, giáo viên và phụ huynh là khiến bản thân trẻ thấy được giá trị của việc học những môn học tuyệt vời này!