Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục – Nhận định đúng năng lực học sinh

Để bộc lộ được những năng lực thực sự của mình. Học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…. để giải quyết vấn đề. Dễ dàng thích ứng với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể khác nhau trong đời sống. Việc đánh giá học sinh dựa trên yếu tố năng lực không chú trọng nhiều đến việc so sánh và đánh giá kết quả học tập của các học sinh. Đánh giá sẽ được dựa trên chính bản thân học sinh đó với những tiến bộ và thay đổi trong một khoảng thời gian.

Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục – Phù hợp với năng lực của học sinh

Sự đánh giá như vậy sẽ kích thích tinh thần học hành. Xác định rõ động cơ học tập là cho chính bản thân mình. Tránh được những ganh đua không cần thiết trong quá trình học tập, rèn luyện.

Các kỹ năng cần hình thành trong xu hướng mới trong đánh giá giáo dục

Chương trình giáo dục và đào tạo năm 2010 của hội đồng Liên minh châu Âu. Phát triển và chỉ ra các năng lực cơ bản cho học sinh bao gồm các kỹ năng sau:

Các kỹ năng cần hình thành trong xu hướng mới trong đánh giá giáo dục

Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ

Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài

Năng lực toán học

năng lực cơ bản về khoa học

Năng lực kỹ thuật số

Cách học

Năng lực liên cá nhân, liên văn hóa và xã hội

Năng lực công dân

Năng lực làm chủ doanh nghiệp

Năng lực biểu hiện văn hóa.

Phương thức đánh giá – xu hướng mới trong đánh giá giáo dục

Phương thức đánh giá được tiến hành trên cơ sở đánh giá cả quá trình. Đây là quy trình đánh giá xuyên suốt và liên tục trong toàn bộ quá trình dạy và học tại trường. Dựa vào những kết quả thường xuyên, giáo viên sẽ đưa ra những đánh giá tổng kết. Việc tiến hành đánh giá thường xuyên và liên tục giúp học sinh có thể tự mình nhìn nhận lại những ưu khuyết điểm trong quá tình cố gắng. Để tìm ra phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp.

Đồng thời, đánh giá cả quá trình sẽ tạo lợi thế cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn, định hướng và giáo dục cho học sinh. Có thể đưa ra những hướng giải quyết mới. Hiểu được sâu sắc và rõ ràng hơn tính cách, hoàn cảnh tâm lý,… của học sinh.

Phương thức đánh giá – xu hướng mới trong đánh giá giáo dục