[Bật mí] Phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Chúng ta mất một năm cuộc đời để học nói và dành phần đời còn lại để học cách im lặng. Đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng nói về vai trò của việc biết lắng nghe. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng giữ vai trò quan trọng để tạo nên một cuộc đối thoại thành công. Bạn cảm thấy bản thân khó khăn trong việc lắng nghe người khác? Bạn muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe? Đừng lo, chuyên gia Vietlearn mách bạn phương pháp rèn kỹ năng lắng nghe cực hiệu quả trong bài viết sau:

Lắng nghe để giao tiếp thành công

Khái niệm lắng nghe

Lắng nghe là tiếp nhận các âm thanh, các thông tin bằng tai một cách chủ động. Sau đó có sự phân tích và phản hồi thích hợp. Ví dụ: trong một cuộc đối thoại, khi chúng ta ngừng nói và lắng nghe những điều người đối diện chia sẻ. Đồng thời khi lắng nghe chúng ta sẽ thực hiện phân tích, suy nghĩ về những thông tin được tiếp nhận. Trên cơ sở đó, có lời phản hồi phù hợp cho người nói.

[Bật mí] Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả – Vietlearn

Lợi ích lắng nghe mang lại

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần có. Lắng nghe hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta trong công việc và cuộc sống:

Lăng nghe để thu tập được nhiều thông tin quan trọng, cần thiết.

Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, có cư xử, lời nói phù hợp. Giúp cuộc hội thoại trở nên giá trị.

Lắng nghe cũng giúp bạn học rất nhiều điều.

Thông qua lắng nghe hiểu hơn về mọi thứ xung quanh.

Lắng nghe tốt bạn sẽ hiểu được bản chất của người đang nói chuyện cùng.

Lắng nghe là cách để gần gũi, hiểu nhau hơn, gắn kết tình cảm.

Những người được mọi người yêu quý, nể phục hay những nhà lãnh đạo tài ba hầu hết đều sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt. Lắng nghe là phản xạ vô điều kiện của con người. Nhưng lắng nghe hiệu quả, biết phân tích, phản hồi phù hợp thì cần thông qua rèn luyện.

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Theo khảo sát, mọi người đều cảm thấy rèn luyện kỹ năng giao tiếp đơn giản hơn so với lắng nghe. Nhiều người cảm thấy rất khó khăn trong việc lắng nghe người khác. Hiểu được những vấn đề đó, chuyên gia Vietlearn bật mí những cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Khám phá ngay:

Lắng nghe với thái độ tích cực

Lắng nghe để đưa ra phản ứng phù hợp

Nguyên tắc số 1 để rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rèn luyện thái độ của bản thân. Trong tất cả các cuộc đối thoại, khi nói chuyện với bất cứ ai bạn hãy lắng nghe đối phương bằng một thái độ tích cực, chân thành. Đừng ngắt lời họ, hãy chú ý đến những điều đối phương nói cùng các cử chỉ, hành động của họ.

Lắng nghe một cách nghiêm túc bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều. Đây cũng là cách bạn tôn trọng đối phương và chính bản thân mình. Bạn nghĩ sao khi người khác nói chuyện với bạn, khi bạn nói người ta lại chen lời, ngắt quãng hay tỏ ra không quan tâm? Đó là hành động bất lịch sự và cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến tình cảm của bạn và đối phương. Cuộc hội thọ đó sẽ thật thất bại khi cả hai bên không đạt được điều mình muốn.

Ngôn ngữ cơ thể

Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong lắng nghe.

Ngôn ngữ cơ thể chỉ cần trong kỹ năng giao tiếp mà không cần khi lắng nghe? Đó là quan điểm sai lầm. Những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể từ ánh mắt, đến dáng vẻ sẽ phản ánh việc bạn có thực sự lắng nghe hay không. Với đối phương, những cử chỉ, hành động của bạn sẽ cho họ biết bạn có tôn trọng và lắng nghe hay không.

Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào câu chuyện. Đồng thời, thông qua nhìn mắt đối phương, bạn có thể xác định được lời nói của họ có thật hay không. Tâm trạng, cảm xúc của đối phương lúc đó là như thế nào.

Gật đầu cũng là hành động nên xuất hiện khi đối thoại. Gật đầu biểu hiện sự đồng tình, đồng ý. Đây cũng là mẹo nắm bắt điều khiển tâm lý đối phương. Trong trường hợp bạn muốn nhờ vả hay tìm sự đồng tình từ người nghe việc bạn nhìn họ và gật đầu sẽ khiến họ gật đầu và đồng tình theo.

Đừng khoanh tay trước ngực. Đây là hành động mang tính tự vệ. Hành động này vô tình sẽ khiến đối phương và bạn giữ khoảng cách với nhau. Hãy thả lỏng cơ thể, lắng nghe câu chuyện một cách chân thành. Ngôn ngữ cơ thể thật sự không biết nói dối.

Cảm thông và chân thành

Trong cuộc hội thoại, đối thoại ai cũng sẽ có những lúc không kiềm chế được cảm xúc bản thân. Trong những trường hợp này, bạn cần cảm thông cho đối phương. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, phân tích tại sao họ lại như vậy, thông cảm cho đối phương. Đây là giải pháp để không xảy ra các cuộc đối thoại căng thẳng. Sẽ ra sao nếu không ai chịu lắng nghe ai? Và khi bạn cảm thông, lắng nghe học chân thành, đối phương cũng sẽ làm điều tương tự với bạn. Đừng đòi hỏi người khác phải dành điều tốt đẹp cho mình khi mình không biết trao đi.

Trên là những chia sẻ của chuyên gia Vietlearn về cách rèn kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho bạn đọc.

Nguyên tắc “vàng” trong rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm –