CFDs là gì? Tổng hợp các thuật ngữ liên quan

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

CFDs là gì? Đây là một công cụ tài chính quan trọng, cho phép đầu cơ trên nhiều thị trường khác nhau một cách dễ dàng mà không cần phải sở hữu tài sản ghi trong hợp đồng. Để hiểu thêm các thông tin về hợp đồng chênh lệch, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào dưới đây của Vietlearn.org

CFDs là gì? Và các thuật ngữ liên quan khác

CDF là gì?

CFDs có tên viết tắt trong tiếng Anh là Contracts for Difference, hay còn được biết đến với tên gọi hợp đồng chênh lệch. Đây là một dạng hợp đồng được thực hiện nhờ vào các khoản chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở và đóng lệnh.

Định nghĩa CFD là gì còn được lý giải là một loại hình đầu tư giao dịch giữa 2 bên “người mua” và “người bán”. Giá thỏa thuận được dựa trên giá trị tài sản thực tế. Hiểu cách khác, CFD là sản phẩm giao dịch phát sinh mang đến các cơ hội giao dịch biến động giá của nhiều sản phẩm tài chính như chỉ số chứng khoán và tương lai hàng hóa.

=> Tự chung, CFDs là một loại sản phẩm tài chính phát sinh cho phép các nhà đầu tư kiếm lời từ sự biến động của giá cả. Giá của sản phẩm CFD sẽ biến động giống như giá trị tài sản thực và phụ thuộc vào các yếu tố như chủ sở hữu giá trị tài sản thực, tin tức vĩ mô, tin chủ thể doanh nghiệp. Hình thức giao dịch CFDs được ứng dụng trên các sản phẩm như cổ phiếu (CFDs Stock), hợp đồng tương lai hàng hóa (CFDs Commodity), chỉ số chứng khoán (CFDs Indicate).

Broker là gì?

Là sàn môi giới chứng khoán, giữ vai trò trung gian giữa người mua và người bán. Để có giao dịch, các trader cần phải tìm được các sàn môi giới uy tín. Theo wikipedia, broker là người trung gian giữa “người mua” và “người bán”; họ được “ người bán” hoặc “người mua” ủy thác để tiến hành bán hoặc mua dịch vụ, hàng hóa. Họ sẽ được hưởng hoa hồng của khách khi thực hiện thành công các giao dịch.

Khái niệm Brocker là gì còn được hiểu là người kết nối giữa người có sản phẩm và người có nhu cầu mua sản phẩm. Họ giúp cho việc kết nối trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Không những thế, một brocker chứng khoán còn có thể kết nối bạn và thị trường, được gọi là Forex Broker.

Trading là gì?

Là một hình thức hoạt động, tham gia vào thị trường tài chính để tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua hoạt động mua bán. Thay vì kiếm lời từ những xu hướng tăng dài hạn trên thị trường, các trader sẽ tìm kiếm các động thái giá ngắn hạn để đạt được lợi nhuận khi thị trường tăng hoặc giảm.

Khái niệm trading la gi thực chất được sử dụng để nói về công việc của các trader trong thị trường tài chính như chứng khoán, cổ phiếu, foxer hay tiền mã hóa,…để kiếm tìm cơ hội có lợi tốt nhất thông qua các hoạt động mua bán. Đại đa số các trader hiện nay thường tìm kiếm các xu hướng giá tăng giảm trong ngắn hạn để đạt được nguồn lợi nhuận cao.

Là một cách thức được sử dụng để quản lý và giao dịch. Ở scalp các nhà giao dịch có thể thu được các lợi nhuận nhỏ trong thời gian ngắn ngay cả khi chúng có mặt trên thị trường. Scalp (Scalping ) hay Scalper trong Trading được sử dụng để biểu thị các phương pháp lướt sóng nhằm thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày.

Bản chất của thị trường forex là gì?

Forex là việc giao dịch giữa những loại tiền tệ của các quốc gia với nhau. Các nhà đầu tư sẽ kiếm được nguồn lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá của những cặp tiền này khi giao dịch. Bản chất của thị trường Forex phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thị trường giữ vai trò quyết định. Thị trường Forex luôn có rủi ro và bạn không thể chiến thắng 100% nếu không có các kiến thức và kỹ thuật Forex.

Hợp đồng CFD sẽ hoạt động như thế nào?

Như đã nói ở trên, CFD là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về giá trị của một sản phẩm cụ thể nào đó. Nếu giá của tài sản tăng so với thời điểm ban đầu thì người mua có lời và ngược lại, giá giảm so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua sẽ lỗ, và số tiền của người mua sẽ chuyển cho người bán.

Bên cạnh đó, CFD trader còn có thể tham gia bán khống thay vì chỉ BUY với sản phẩm họ nghĩ là tăng giá và có thể SELL khi tin rằng sản phẩm đó sẽ giảm giá.

Có thể thấy rằng, CFD là một hình thức giao dịch ưu việt có thể mua hoặc bán cả 2 chiều cho một sản phẩm. Các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, kinh tế,…có thể tác động ít nhiều tới các công ty, doanh nghiệp nhưng với CFD thì không thể. Vậy nên, bạn luôn kiếm tiền trong bất kỳ một hoàn cảnh nào miễn là bạn có năng lực.

Ưu – nhược của thị trường CFD

Về ưu điểm:

Đòn bẩy tài chính đem tới khả năng khuếch đại lợi nhuận: Đây là công cụ tuyệt vời giúp CFD trở nên hấp dẫn trước các nhà đầu tư. Nếu sử dụng đúng cách, cùng với một số tiền bạn bỏ ra nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao gấp trăm lần so với hình thức đầu tư truyền thống.

Tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu với một nền tảng giao dịch: Các sàn giao dịch CFDs đều cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới nên người dùng có thể truy cập suốt ngày đêm với phạm vi lên đến 4000 thị trường.

Đem tới nhiều công cụ kiểm soát rủi ro miễn phí: Với việc chốt lời/ dừng lỗ, các công cụ này sẽ giúp bảo vệ số dư của bạn, giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình đầu tư của mình.

Không yêu cầu giao dịch trong ngày: Thị trường CFDs không bị ràng buộc nên có thể giao dịch trong ngày hoặc giới hạn với các tài khoản được giao dịch trong ngày. Cá chủ tài khoản sàn CFD có thể giao dịch bất cứ lúc nào mà họ muốn và mức nạp tối thiểu cũng không cao.

Cơ hội đầu tư đa dạng: Các sản phẩm của thị trường CFD vô cùng đa dạng như CFD cổ phiếu, CFD chỉ số, CFD tiền điện tử,….giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong danh mục đầu tư của mình.

Mức chi phí giao dịch thấp: Khi bạn đầu tư CFD sẽ không phải đóng thuế tem bởi nhà đầu tư không sở hữu tài sản. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào các loại tài sản của khách với một số sàn.

Về nhược điểm:

Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính: Đây là con dao hai lưỡi đem tới tỷ lệ lợi nhuận cao theo cấp số nhân cho nhà đầu tư nhưng cũng kéo theo tỷ suất thua lỗ nếu như họ không sử dụng một cách hợp lý. Do đó, các sàn CFD thường cung cấp cho các chủ đầu tư công cụ kiểm soát rủi ro.

Tính hợp pháp chưa cao: Thị trường CFD đang trong giai đoạn phát triển nên việc kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ.

Ai có thể giao dịch CFD?

Bất kỳ một trader nào trên 18 tuổi đều có thể thực hiện giao dịch CFDs. Nhưng, hợp đồng chênh lệch sẽ trở nên hấp dẫn với các trader muốn:

Đa dạng các danh mục đầu tư với nhiều loại tài sản khác nhau.

Đa dạng danh mục đầu tư với nhiều khung giờ giao dịch.

Thử nghiệm nhiều chiến dịch đầu tư và cách chơi chứng khoán khác nhau.

Tận dụng thị trường lên và xuống.

Để đầu tư vào thị trường CFD, các nhà đầu tư cần phải nghiên cứu thị trường, chiến lược đầu tư, quản trị rủi ro và nguồn vốn để có được cơi hội thành công.

Quy trình giao dịch CFD cơ bản nhất dành cho trader

Bước 1: Tạo tài khoản giao dịch CFD

Để sử dụng Contracts for Difference, các trader cần phải tạo tài khoản giao dịch trên sàn CFD. Trình tự tạo tài khoản được thực hiện như sau:

Với tài khoản demo.

Bạn chuyển đến trang tài khoản demo và điền các thông tin vào biểu mẫu.

Thông tin tài khoản demo sẽ được hiển thị trên trang web, và được gửi tới email của trader.

Để thực hiện giao dịch trực tuyến, bạn chọn “Start trading”

Với tài khoản thực

Tạo tài khoản “Phòng của nhà giao dịch”. Phòng của nhà giao dịch chính là bảng dashboard cho phép trader quản lý tài khoản thực và demo, nạp tiền/rút tiền và tải phần mềm giao dịch.

Trader sẽ nhận được email chứa thông tin tài khoản và bạn hãy click vào link được gửi để kích hoạt tài khoản.

Khi tài khoản được kích hoạt, bạn hãy click vào đây để đăng nhập.

Nhấp chuột vào “Open live account” và điền thông tin vào đơn xin mở tài khoản.

Nhập thông tin chi tiết. Hãy nhập một số tài liệu đặc thù để xác minh danh tính giống như passport.

Sau khi hoàn tất, đơn xin mở tài khoản sẽ nhận được kết quả qua email.

Bước 2: Tải nền tảng giao dịch CFD

Lựa chọn nền tảng hoặc phần mềm Contracts for Difference cũng được nhiều trader quan tâm. Trên thị trường hiện nay, có 2 nền tảng giao dịch nổi tiếng đó chính là MetaTrader 4 và MetaTrader 5, được thiết kế cho thị trường CFD và Forex. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn lựa chọn nền tảng phù hợp. Mỗi một nền tảng lại phù hợp với các hệ điều hành khác nhau, đó là:

MetaTrader 4 và 5 trên Windows và MAC

MetaTrader 4 và 5 trên iPhone và iPad tablets

MetaTrader 4 và 5 trên Android và tablet PCs

MetaTrader WebTrader để giao dịch CFD trên web

Bước 3: Lựa chọn phương pháp giao dịch

Khi đã tìm hiểu các thông tin cơ bản về CFD, các trader cần lựa chọn phương pháp giao dịch phù hợp. Với tiềm năng trên nhiều sàn giao dịch chứng khoán khác nhau, các trader sẽ lập bản kế hoạch chi tiết.

Bước 4: Thực hiện giao dịch đầu tiên

Trình tự thực hiện giao dịch CFD đầu tiên trên tài khoản thực hoặc demo, thực hiện theo quy trình dưới đây:

Mở MetaTrader và đăng nhập vào tài khoản.

Chuyển tới “Market Watch”.

Nhấp đúp chuột vào thị trường CFD mà bạn muốn giao dịch.

Chọn khối lượng lot trên cửa sổ order

Nhấp chuột vào “buy” nếu bạn nghĩ rằng giá trị tài sản CFD sẽ tăng, hoặc “sell’” nếu trader nghĩ rằng giá trị CFDs sẽ giảm.