Chuyển động cơ học là gì? Các dạng bài tập cần lưu ý

Ví dụ:

Tình huống tàu điện đang chạy và cái cây ven đường. Ta chọn cái cây ven đường làm mốc, vậy thì tàu điện có sự dịch chuyển cơ học so với cái cây.

Tình huống tàu điện đang chạy và một người ngồi trong tàu điện. Ta chọn người ngồi im làm mốc, vậy thì tàu điện đang không có sự dịch chuyển cơ học so với người đó.

Từ đó suy ra kết luận, một vật có thể đứng yên với vật này nhưng cũng có thể chuyển động với vật khác. Sự chuyển động và sự đứng yên phụ thuộc vào vật mốc được chọn. Đó chính là tính tương đối của chuyển động cơ học và đứng yên.

Khi nào vật đứng yên

Một số dạng chuyển động cơ học hay gặp

Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật vạch ra khi chuyển động. Thường thì ta sẽ hay gặp những dạng chuyển động như sau:

Chuyển động thẳng: Quỹ đạo chuyển động là đường thẳng, ví dụ như một vật rơi tự do từ trên cao xuống.

Chuyển động cong: Quỹ đạo chuyển động là đường cong, ví dụ như ném, chuyền một vật.

Chuyển động tròn: Quỹ đạo chuyển động là đường tròn, ví dụ như cánh quạt quay.

Mỗi loại hình chuyển động sẽ có những công thức tính toán đi kèm khác nhau. Đó là lý do học sinh phải nắm rõ cách nhận biết của các loại chuyển động.

Tìm hiểu thêm về ròng rọc cố định

Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giải bài tập Vật Lý lớp 8 bài 1 – Chuyển động cơ học

Với bài 1 chuyển động cơ, học sinh có thể tham khảo những dạng bài tập mẫu như sau.

Bài 1

Đề bài: Cách xác định sự chuyển động hay đứng yên của một vật như: ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời…

Bài làm:

Theo lý thuyết, để xác định được các vật cho trước đang chuyển động hay đứng yên, ta sẽ so sánh vị trí của vật so với vật khác theo thời gian:

Chọn vật mốc của ô tô là vật bất kỳ đứng yên trên đường (biển hiệu, cột điện…)

Chọn vật mốc của thuyền là vật bất kỳ đứng yên trên bờ sông (cây cối, nhà cửa…)

Chọn vật mốc của đám mây là vật bất kỳ gắn với Trái Đất (cột đèn, tòa nhà…)

Từ đó ta rút ra được vật đó đứng yên nếu vị trí không thay đổi theo thời gian so với vật làm mốc. Ngược lại, vật đó chuyển động khi vị trí thay đổi so với vật làm mốc.

Bài tập ứng dụng

Bài 2 – Chuyển động cơ học