CMO là gì? Tổng quan những thông tin chi tiết nhất

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

CMO là gì? Là người đứng đầu của bộ phận marketing hoặc bộ phận tiếp thị; giữ vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả của các chiến dịch truyền thông của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm chắc được nhiệm vụ, vai trò của các CMO này. Vậy thì hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

CMO là gì?

CMO là tên tiết tắt của cụm từ chief marketing officer hay còn được biết tới với tên gọi giám đốc marketing. Là người giữ chức vụ quản lý cấp cao của một công ty, doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về marketing và báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc điều hành CEO.

Khái niệm chief marketing officer là gì được hiểu một cách đơn giản nhất là người chịu trách nhiệm về hoạt động marketing của công ty; là trợ thủ đắc lực của CEO. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng xã hội,…CMO giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh mà CMO thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, về cơ bản sẽ thực hiện các công việc như sau:

Đào tạo đội ngũ nhân viên

Xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện các hoạt động marketing cho doanh nghiệp

Tổ chức và giám sát các hoạt động nghiên cứu thị trường

Tham mưu cho ban giám đốc về các kế hoạch marketing phát triển thương hiệu

Thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác, báo chí, KOL phục vụ cho các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Làm việc với các nhóm bán hàng, quản lý chiến lược tiếp thị nội dung

Phân tích chiến lược tiếp thị của công ty, đề xuất các cải tiến; thường xuyên cập nhật các phương pháp mới nhất.

Vai trò của chief marketing officer

Chief marketing officer giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:

Thực hiện các hoạt động marketing

  • Xây dựng và khẳng định thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản quan trọng nhất cần phải bảo vệ. Nếu tạo dựng được thương hiệu uy tín, chất lượng bạn sẽ nhận được sự trung thành của khách hàng và công việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Quản trị và xây dựng thương hiệu là cam kết và trách nhiệm của một CMO.

  • Nắm bắt các xu hướng marketing mới

Có rất nhiều xu hướng kinh doanh cùng tồn tại nhưng chỉ có một vài xu hướng đem lại sức hút đối với doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư khoản chi phí lớn cho những xu hướng mới.

Việc lựa chọn đúng xu hướng marketing sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng lượng khách hàng. Thế nhưng không phải tất cả các xu hướng đều có “tuổi thọ” dài lâu. Do đó các CMO cần phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt xu hướng marketing để tạo “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

  • Đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing

Để có phương án truyền thông phù hợp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện “đo lường” các mục tiêu marketing dựa trên các con số cụ thể như doanh thu bán hàng, số lượng khách hàng mới,…Việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng để chiến dịch truyền thông đạt kết quả cao nhất.

Tham mưu các chiến lược truyền thông cho Ban giám đốc để phù hợp với từng thời kỳ, phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Đề xuất các kế hoạch về nhân sự, các hoạt động của ban giám đốc thực hiện sao khi được phê duyệt.

Báo cáo định kỳ với giám độc về tình hình thực hiện công việc trong quản lý của mình.

Phối hợp với các phòng ban khác của doanh nghiệp

Giám đốc marketing sẽ làm việc với nhiều bộ phận khác với tư cách là người đứng đầu phòng/nhóm. CMO sẽ tìm, phát triển các nhân tố giúp ích cho hoạt động truyền thông của mình. Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc, khơi nguồn các ý tưởng mới trong các chiến dịch marketing. Đồng thời, phối hợp với các phòng kinh doanh, phòng sản xuất,…để xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý cho khách hàng, đối tác để đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Xây dựng, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng

CMO cần phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ và khách hàng mới; sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu. Giám đốc marketing sẽ đón nhận, tập hợp các ý kiến, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, chuyển tới các bộ phận khác để có phương án giải quyết kịp thời.

Công việc nhân viên trong bộ phận marketing không chỉ là bán sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn phải chăm sóc tài sản lớn nhất của công ty đó là “khách hàng”. Để hiểu được điều này, các CMO cần phải có tầm nhìn xa, sẵn sàng đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là một lãnh đạo của công ty.

Thiết lập các mối quan hệ với đối tác

Để phát triển bền vững trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. Mặt khác, cũng cần phải tạo dựng mối quan hệ với các đối tác truyền thông, marketing của công ty như báo chí, công ty tổ chức sự kiện,…

Các tố chất cần có của một CMO tài ba

Các tốt chất cần phải có để trở thành một CMO tài ba đó là:

Khả năng lãnh đạo

Kỹ năng phản biện

Giao tiếp tốt, truyền tải đầy đủ thông tin tới các bộ phận liên quan

Sắp xếp công việc hợp lý

Linh động, sáng tạo khả năng ứng biến trước những thay đổi

Có khả năng phân tích, đánh giá dựa trên các mẫu báo cáo

Có kiến thức liên quan tới kinh doanh, am hiểu về tâm lý khách hàng

Am hiểu về sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp.

Học vấn và các chứng chỉ liên quan cần có của CMO

Để đảm nhận vị trí CMO, ứng viên cần phải có bằng cử nhân, ưu tiên bằng cấp cao về marketing hoặc kinh doanh MBA. Hầu hết các CMO đều có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing hoặc phát triển kinh doanh toàn diện với trọng tâm là marketing. Đồng thời cũng có 3-5 năm kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo.

Nếu muốn thăng tiến hoặc dễ dàng vượt qua các cuộc phỏng vấn khi ứng cử vào vị trí CMO thì bạn cũng cần phải có thêm những kiến thức về kỹ năng và trình độ chuyên môn. Bạn có thể tham gia các khóa học trang bị thêm kiến thức về chiến lược marketing, hành vi người dùng, nghiên cứu thị trường nâng cao,…

Với áp lực công việc cao, số lượng công việc lớn nên mức lương của CMO cũng khiến nhiều người phải “ngã ngửa”. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều bạn sinh viên mong muốn trở thành một CMO sau khi ra trường. Theo thống kê của Vietnam Salary, CMO nhận mức lương thấp nhất là 10 – 15 triệu đồng và cao nhất là 120 -150 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn. Mức lương trung bình của giám đốc marketing hiện nay từ 30 – 45 triệu đồng/tháng.

Ngoài mức lương “xứng tầm” như vậy, các CMO còn được hưởng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, khả năng thăng tiến rộng mở. Nếu sở hữu ít nhất từ 1-2 ngoại ngữ còn giúp cho mức thu nhập của họ tăng lên đáng kể.

Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây về sẽ giúp bạn giải thích được khái niệm CMO là gì, vai trò cũng như các tố chất cần phải có của giám đốc marketing. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng hãy comment phía dưới, Vietlearn.org sẽ giải đáp nhanh chóng.