Cocktail là gì? Lịch sử và cách phân loại cocktail

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Cocktail là một loại đồ uống được khá nhiều người ưa thích khi đến các quán bar. Vậy cocktail là gì? Lịch sử và cách phân loại như thế nào? Hãy tìm hiểu “ngay và luôn” trong các nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Cocktail là gì?

Cocktail là một loại rượu kích thích, là sự kết hợp của nhiều loại như đường, nước và chất đắng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì cocktail là loại đồ uống có thành phần rượu kết hợp với việc pha chế thêm các thành phần nguyên liệu khác ví dụ như trái cây, sữa, nước đóng chai,…hay các loại phụ gia khác.

Theo wikipedia thì cocktail là một thức uống có cồn, là sự kết hợp của các loại rượu mạnh gồm một hoặc nhiều loại pha trộn với các thành phần khác như nước ép trái cây, siro hương vị. Có nhiều loại cocktail khác nhau, dựa theo số lượng và thành phần được thêm vào.

Tên gọi cocktail được hiểu theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là đuôi con gà trống. Vào thời kỳ lập quốc của Mỹ, chọi gà là hoạt động phổ biến nhất lúc bấy giờ. Những người sở hữu con gà chiến thắng trong cuộc đấu sẽ được thưởng hoặc đãi một chầu rượu. Khi người ta trộn nhiều nguyên liệu có nhiều màu sắc với nhau (trong đó có rượu) trông giống với đuôi con gà nên được gọi là cocktail.

Nguồn gốc của cocktails

Hiện nay, chưa có một câu trả lời chính xác nào về nguồn gốc của cocktail. Có nhiều thông tin cho rằng cocktail xuất hiện từ thế kỷ 16 nhưng mãi đến cuối thế kỷ 19, cocktail mới được nhiều người biết đến. Loại đồ uống này trở nên phổ biến rộng rãi ở Mỹ và Châu Âu khi luật cấm buôn bán rượu (1920) có hiệu lực. Đến năm 1968, định nghĩa cocktails đã xuất hiện lần đầu tiên trên một tờ báo của Mỹ.

Trên một số trang thông tin lại cho rằng, vào những năm 1749 – 1765 có một người Thụy Điển là Kleriker Israel Acrelius đã thực hiện mẫu báo cáo về 45 loại đồ uống được pha từ rượu, chanh và giấm ngọt trong chuyến thăm thuộc địa Anh.

Năm 1800, các quán bar đã bắt đầu mọc lên để phục vụ nhu cầu giải trí cho các cao bồi – cowboys và rượu whisky dần trở nên phổ biến. Thế nhưng rượu whisky tạo thời điểm đó rất nặng đô vì không được ủ nên hương vị kém đậm đà. Nên người ta đã cho thêm đường, mật ong và một thành phần khác như trái cây để tạo mùi và dễ uống hơn.

Chính vì thế, đồ uống ngày càng phát triển và ưa chuộng bên cạnh sự sáng tạo không ngừng của những người pha chế trong quán bar khiến chúng trở nên bắt mắt và hấp dẫn hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cocktail xuất hiện này càng nhiều và phổ biến ở Châu Âu.

Phân loại cocktails

Theo công thức pha chế

Loại Sours: Gồm có rượu mùi + nước chanh + đường và đây là công thức cơ bản của các loại cocktail

Loại Batidas: Gồm có rượu mùi + đường + trái cây tươi.

Loại Highball: Gồm rượu mùi (rượu mạnh) + nước giải khát ( như coca – cola, soda hoặc nước trái cây).

Theo dung tích, kích thước của ly

Short dink (dưới 10 cl): Thường chứa một hoặc nhiều rượu mạnh và không có đá.

Long drink: Là loại phổ biến nhất, được pha cùng với một số loại nước giải khát khác và có thể dùng thêm với đá, hoa quả.

Shooter: Loại nhỏ, dung tích 30ml, thường được uống chỉ bằng một hơi

Theo mùi và vị

Short drinks: Phân thành nhóm Dry, Medium và Sweet

Long drinks: Phân thành nhóm Aroma, Fruity, Fresh và Creamy.

Dựa theo thành phần chính

Dựa theo dung tích của nguyên liệu sử dụng nhiều nhất trong công thức cocktail để gọi tên ví dụ như Vodka drinks, Tropical Drinks, Champagne drinks,…

Dựa vào chất tạo hương vị của cocktail như cream drink (khi sử dụng nhiều cream), Colada (khi sử dụng với dứa),…

Theo nồng độ cồn

Theo chiều dài phát triển, cocktails gốc ban đầu được biết đến là loại đồ uống được pha chế với rượu mạnh (rượu từ ngũ cốc hoặc trái cây được chưng cất).

Tiếp đến, xuất hiện một số loại cocktail biến tấu với việc pha cùng với rượu vang, bia,…

Một số loại cocktail còn được pha với các thức uống không cồn như Virgin Colada bao gồm nước dứa, kem sữa, kem dừa.

Thành phần của coktail là gì?

Coktail có nhiều thành phần khác nhau trong đó không thể thiếu 3 thành phần chính đó là:

Base (chất nền): Thường là các loại rượu mạnh như vodka, whiskey, rum, gin,…và nhiều loại rượu khác.

Main flavoring (hương vị chính): Dùng để làm tăng mùi thơm của chất nền, giúp cocktail dễ uống hơn. Main flavoring được sử dụng phổ biến là nước hoa quả, rượu vang,…

Special favoring (hương vị phụ trợ): Được dùng để thêm hương vị và màu sắc cho đồ uống ví dụ như đường, các loại syrup,…

Để pha chế cocktail các bartender trong quán bar sẽ sử dụng nhiều phương pháp như shake (lắc), stir (khuấy), blend (trộn),…Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà bartender sẽ phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra mùi hương của cocktail hấp dẫn và dễ uống hơn.

Các loại cocktail phổ biến hiện nay

Cocktail Bloody Mary: Là loại cocktail cổ điển, được chế biến từ nước ép cà chua và vodka là chủ yếu.

Mojito: Được biết đến nhiều là loại thức uống truyền thống của người dân Cuba, thích hợp để thưởng thức cho những lần nghỉ dưỡng ở bãi biển. Rượu rum nhẹ, nước cốt chanh và bạc hà là các thành phần tạo nên ly Mojito hoàn hảo.

Cocktail Margarita: Tạo nên từ 3 nguyên liệu chính đó là rượu hương cam, rượu tequila và nước chanh.

Cocktail Old Fashioned: Là loại cocktail kinh điển được yêu thích khắp các bar trên thế giới. Thành phần chính của Cocktail Old Fashioned đó là soda, nước ép cam và bourbon.

Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm cocktail là gì. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu.