Công nghệ blockchain là gì? Phương thức hoạt động của blockchain

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Công nghệ blockchain được coi là “chìa khóa” thành công cho sự chuyển đổi và xây dựng nền tảng công nghệ nhất là trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết về khái niệm blockchain là gì? Phân loại, phương thức hoạt động như thế nào? quý bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về công nghệ blockchain

Blockchain là gì? Blockchain technology là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, giúp ích cho việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng, an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp; nó giống như cuốn sổ kế toán của một công ty. Các khối thông tin này sẽ hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Và chúng được quản lý bởi người tham gia hệ thống chứ không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Nghĩa là khi một khối đã được ghi vào hệ thống blockchain thì không có cách nào thay đổi được mà chỉ có thể bổ sung khi đạt được sự đồng thuận từ mọi người.

Khái niệm công nghệ blockchain là gì còn được hiểu một cách đơn giản đó là công nghệ lưu trữ, truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối sẽ chứa đựng nhiều thông tin khác nhau về thời gian khởi tạo và liên kết với các khối trước đó.

Công nghệ blockchain được thiết kế với mục đích để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Dữ liệu này đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm rủi ro, ngăn chặn sự gian lận và sự minh bạch.

Công nghệ blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ, đó là:

Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function đảm bảo được tính minh bạch, toàn vẹn và sự riêng tư.

Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được coi là một client và cũng là server để lưu trữ bản sao của ứng dụng.

Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ điều hành đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận và được thúc đẩy bởi sự tác động của kinh tế.

Phân loại công nghệ blockchain

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia blockchain thành 3 loại chính, đó là:

Public: Bất kỳ ai cũng đều có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên blockchain đòi hỏi cần nhiều bên tham gia. Vậy nên, muốn tấn công được vào hệ thống này thì cần phải có một khoản chi phí lớn.

Private: Bạn sẽ không có quyền ghi lại dữ liệu vì điều này sẽ thuộc về tổ chức thứ ba có sự tin cậy cao. Vì là một Private blockchain nên thời gian xác nhận giao dịch rất nhanh và chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia vào quá trình giao dịch.

Permissioned (hay còn gọi là Consortium): Là một dạng của Private nhưng được bổ sung thêm một số tính năng khác; và đây chính là sự kết hợp của Private và Public.

Blockchain được hoạt động như thế nào?

Đồng tiền điện tử là ứng dụng được biết đến và thảo luận nhiều nhất khi nhắc tới công nghệ blockchain.Bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số với mã là BTC, không mang giá trị và chỉ có giá trị bởi một công đồng đồng ý sử dụng nó làm đơn vị giao dịch hàng hóa và dịch vụ.

Để theo dõi lượng Bitcoin, người sở hữu sẽ sử dụng tới cuốn sổ kế toán, và đó chính là Blockchain và thực thế nó là một tệp kỹ thuật số kèm theo các giao dịch Bitcoin. Tệp sổ cái này không được lưu trữ trong máy chủ trung tâm mà nó sẽ được phân phối trên toàn thế giới thông qua một mạng lưới là các máy tính ngang hàng với vai trò là lưu trữ dữ liệu, thực thi các tính toán. Mỗi một máy tính sẽ đại diện cho một “nút” và mỗi nút đều có một bản sao của tệp sổ cái này.

Để một block – khối thông tin được thêm vào blockchain cần phải có 4 yếu tố, đó là:

Phải có giao dịch: Nghĩa là phải có các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra.

Giao dịch đó phải được xác minh: Mọi thông tin liên quan tới giao dịch như thời gian, địa điểm, người tham gia,…và đều được ghi lại.

Giao dịch đó được lưu trữ trong block: Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể xem được thông tin đơn hàng mà bạn đã thực hiện, bởi chúng được lưu trữ trong “Quản lý đơn hàng”.

Block phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác): Chỉ khi nhận được hash thì block mới có thể được thêm vào blockchain.

Công nghệ Blockchain cho phép người dùng trao đổi tài sản và thực hiện các giao dịch mà không cần tới sự chứng kiến của người thứ 3 hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Nói cách khác thì đây là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.

Công nghệ blockchain có các đặc điểm nổi bật sau:

Không thể làm giả, không thể phá hủy các blockchain: Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử thì mới có thể giải mã được blockchain và công nghệ blockchain chỉ biến mất khi không còn mạng internet trên toàn cầu.

Hợp đồng thông minh: Là các hợp đồng kỹ thuật số, được nhúng vào các đoạn code if-this-then-that (IFTTT) và cho phép chúng thị thực mà không cần tới bên thứ 3.

Minh bạch: Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu blockchain chỉ cần đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác là có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên đó.

Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong blockchain được phân tán và tuyệt đối an toàn.

Bất biến: Dữ liệu trong blockchain không thể sửa và sẽ lưu trữ trên hệ thống mãi mãi.

Cách sử dụng blockchain đơn giản

Phí giao dịch blockchain bao nhiêu?

Giao dịch tiền điện tử blockchain thường không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi xác định phí giao dịch trong blockchain, người dùng sẽ xem xét giao dịch nào có mức phí cao nhất. Nếu như người dùng không trả đủ lệ phí thì có thể sẽ khiến cho giao dịch của mình bị kẹt trong một thời gian dài.

Cách tạo ví trên blockchain

Bước 1: Bạn truy cập vào trang website và đăng ký tại https://login.blockchain.com/#/signup

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin, xác nhận và đánh dấu đã đọc các điều khoản dịch vụ; sau đó nhấn chọn ““Create My Wallet”.

Bước 3: Mở hộp thư email đã đăng ký, xác nhận bằng cách ấn vào nút xác thực trong thư. Và bạn cần phải lưu ID đính kèm thì mới có thể dùng nó để đăng nhập.

Bước 4: Bạn cài đặt các hình thức bảo mật cho ví, có 3 cấp độ mà bạn sẽ phải thực hiện.

Cách gửi bitcoin bằng blockchain

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản mà bạn đã thông tin đăng ký, nhấn “send” khi muốn chuyển Bitcoin hoặc Request để nhận bitcoin từ ví khác.

Bước 2: Gửi bitcoin bằng blockchain

Currency: Chọn loại bitcoin muốn gửi

To: Địa chỉ nhận coin

Amount: Số lượng bitcoin cần gửi

Description: Mô tả

Transaction fee: Chọn chế độ mặc định Regular.

Cách nhận/chuyển đổi khi mua bitcoin trên blockchain

Để nhận bitcoin trên blockchain, bạn chỉ cần nhấn copy link và gửi cho người chuyển bitcoin cho bạn. Trong trường hợp muốn chuyển đổi giữa các loại coin, bạn chọn “exchange”, chọn cặp muốn đổi và nhập số lượng cần chuyển.

Blockchain 1.0

Tiền tệ và thanh toán: Đây là phiên bản sơ khai đầu tiên của blockchain. Phiên bản này được ứng dụng vào các công việc liên quan tới tiền mã hóa bao gồm chuyển đổi tiền tệ, kiều hồi, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Blockchain 2.0

Tài chính thị trường: Là phiên bản thứ 2 của Blockchain. Được ứng dụng trong quản lý ngân hàng, đồng thời mở rộng quy mô của nó. Việc đưa blockchain tích hợp vào ứng dụng tài chính thị trường. Các loại tài sản sẽ bao gồm cổ phiếu, phiếu chi, chi nợ và quyền sở hữu và bất kỳ những thứ gì liên quan tới thỏa thuận hay hợp đồng.

Blockchain 3.0

Thiết kế và giám sát hoạt động: Là phiên bản cao nhất của blockchain tính tới thời điểm hiện tại. Phiên bản Blockchain 3.0 đã vượt quá giới hạn của lĩnh vực tài chính, nó ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, chính phủ, nghệ thuật,…

Có các cơ chế đồng thuận trong blockchain nào?

Cơ chế đồng thuận trong blockchain chính là cách thức mà người quản lý trong hệ thống blockchain có thể đồng ý một giao dịch nào đó xảy ra trong hệ thống. Dưới đây là một số cơ chế đồng thuận chính là:

Proof of work: Là cơ chế đồng thuận phổ biến nhất, được sử dụng trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin và nhiều loại tiền mã hóa khác. Cơ chế hoạt động đồng thuận này tiêu tốn khá nhiều điện năng.

Proof of Stake: Là cơ chế đồng thuận được dùng trong Decred, Peercoin và tương lai là Ethereum và các loại tiền mã hoá khác. Cơ chế này có phân cấp thấp hơn, tiêu hao ít năng lượng, không dễ bị đe dọa.

Delegated Proof-of-Stake: Được sử dụng phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares. Cơ chế này có chi phí giao dịch rẻ, có khả năng mở rộng, hiệu suất năng lượng cao. Vì nó vẫn theo phương hướng tập trung nên thuật toán này sẽ lựa chọn người đáng tin cậy quỷ quyền.

Proof of Authority: Thường thấy trong POA, Network, Ethereum Kovan testnet. Cơ chế này có hiệu suất cao, khả năng mở rộng tốt.

Proof-of-Weight: Đây là cơ chế đồng thuận trong Algorand, Filecoin. Cơ chế đồng thuận này cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Thế nhưng, quá trình thúc đẩy sự phát triển sẽ là thách thức lớn.

Byzantine Fault Tolerance: Là cơ chế đồng thuận được dùng phổ biến trong Hyperledger, Stellar, Dispatch, và Ripple. Cơ chế đồng thuận có năng suất cao, chi phí thấp, khả năng mở rộng cao.

Hạn chế của blockchain

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng công nghệ blockchain vẫn có một số hạn chế sau:

Tiêu tốn nhiều năng lượng: Mỗi một blockchain đã sao chép đến mọi nút blockchain đều tạo ra sự cố dư thừa. Mỗi giao dịch cũng phải xác nhận nhiều lần vì có nhiều nút trên mạng. Do đó nó đòi hỏi lượng điện năng tiêu thụ là rất lớn.

Tốn nhiều không gian lưu trữ: Để sử dụng nút Node trên blockchain bitcoin bạn sẽ cần phải tải xuống 60GB dữ liệu. Nếu như thị trường ngày càng phát triển mạnh thì sẽ có nhiều blockchain với dung lượng lớn được hình thành.