Động từ là gì? Phân loại động từ? Các ví dụ về động từ

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Động từ là gì? Là loại từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái (bao gồm cả trạng thái tâm lý, sinh lý và cả trạng thái vật lý) của con người, sự vật hiện tượng. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi các thông tin có trong bài viết dưới đây.

Động từ là gì?

Trong chương trình tiếng việt lớp 4, khái niệm về động từ đã được nhắc tới. Hiểu một cách đơn giản nhất, động từ là những từ chỉ hành động, trái thái của sự vật hiện tượng.

Cùng với tính từ, danh từ, động từ cho khả năng biểu đạt của tiếng việt phong phú, đa dạng không thua kém bất kỳ một loại ngôn ngữ nào trên thế giới. Khi kết hợp với các từ loại khác, động từ có ý nghĩa và biểu thị khác

Ví dụ: Động từ là các từ được bôi đen:

“Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lưng tưng. Biển ca như muốn nuốt tươi con dê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé”

Phân loại động từ và các ví dụ về động từ

Dựa theo tính chất, động từ được chia làm động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái, cụ thể:

Động từ chỉ hành động: chơi, chạy, nhảy,… => Dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng để tăng sức gợi hình, giúp sự vật trở nên gần gũi

Động từ chỉ trạng thái: Vui, buồn, giận,…=> Dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” như “ăn xong”, “làm xong”,…còn động từ trạng thái thì không thể kết hợp được với từ “xong”. Động từ chỉ trạng thái được chia làm nhiều loại, ví dụ như:

Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, hết, có,…

Động từ chỉ trạng thái biến hóa, thay đổi: thành, trở nên,…

Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải,….

Động từ chỉ trạng thái so sánh: thua, bằng, hơn,….

Dựa theo vai trò trong câu thì động từ được chia làm 2 loại đó là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là những động từ dùng để chỉ hành động của đối tượng, không tác động vào đối tượng nào khác còn ngoại động từ là những từ tác động lên chủ thể, một đối tượng cụ thể nào đó.

Ví dụ:

Nội động từ: nằm, đi , đứng,…

Ngoại động từ: yêu, ghét,…

Để phân biệt được nội động từ với ngoại động từ thì bạn hãy đặt những câu hỏi như ai, cái gì. Nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không có quan hệ từ thì động từ đó là ngoại động từ và nếu cần sử dụng quan hệ từ thì là nội động từ.

Các từ chuyển ngữ được coi là động từ chỉ trạng thái.

Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! => Từ “đi” trong câu thơ trên được hiểu là chết. Đây là từ chuyển nghĩa vì thế được xếp vào động từ chỉ trạng thái.

Chức năng của động từ

Động từ có các chức năng như:

Đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.

Ví dụ: Cô ấy đang đi trên đường

Động từ làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ: Xem phim nhiều sẽ không tốt cho mắt => Xem phim là động từ và đóng vai trò là chủ ngữ.

Động từ làm định ngữ trong câu

Ví dụ: Ngôi nhà đang sơn là nhà của tôi => Đang sơn đóng vai trò là định ngữ, bổ nghĩa cho danh từ.

Động từ làm trạng ngữ trong câu

Ví dụ: Hiểu theo cách này, tôi thấy đúng => Hiểu theo cách này là động từ đóng vai trò là trạng ngữ trong câu.

Động từ có thể kết hợp được với danh từ, tính từ để tạo thành cụm động từ.

Ví dụ: đi (động từ) chậm thôi (tính từ).

Cụm động từ là cụm từ có động từ là trung tâm, kết hợp với các phụ từ trước và phụ từ sau để tạo thành. Giống như động từ, cụm động từ có chức năng chính là làm vị ngữ, cũng có thể làm chủ ngữ hoặc định ngữ hay trạng ngữ trong câu.

Cấu tạo của cụm động từ như sau:

Phụ trước Trung tâm Phụ sau

– Các từ chỉ quan hệ thời gian ( như đã, đang,…)

– Các từ thức mệnh lệnh ( như: hãy, đừng, chớ,…)

– Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự ( như: vẫn, cứ,…)

– Các từ mang nghĩa phủ định hoặc phủ định (như: không, chưa,…)

Các động từ – Các từ chi tiết về đối tượng (có thể là danh từ, tính từ)

– Các từ chỉ hướng (như thẳng, lên, xuống,…)

– Các từ chỉ địa điểm

– Các từ chỉ thời gian

– Các từ chỉ mục đích, nguyên nhân

– Các từ chỉ phương tiện

– Các từ chỉ cách thức hành động.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm động từ là gì, các loại động từ để biết cách sử dụng phù hợp. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về tính từ, ẩn dụ,….quý bạn đọc hãy truy cập website Vietlearn.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn.