Đức tính trung thực – Hoàn thiện và phát triển tốt nhân cách của trẻ

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Đức tính trung thực là một đức tích luôn được đề cao và coi trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Sự trung thực sẽ mở lối cho những cơ hội của trẻ trong tương lai. Cũng như mà một nấc thang mới trong chặng đường phát triển nhân cách của trẻ. Bởi vậy, ba mẹ cần quan tâm, đồng hành, giúp con phát huy và luôn duy trì được tính trung thực trong đời sống hàng ngày. Trong học tập cũng như trong công việc của con sau này. Để có thể trở thành một công dân tốt, cống hiến cho xã hội phát triển.

Đức tính trung thực – Hoàn thiện và phát triển tốt nhân cách của trẻ

Đức tính trung thực – Hoàn thiện và phát triển tốt nhân cách của trẻ

Đức tính trung thực là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý nhất của con người. Chúng ta đã từng được học không ít những điều tốt đẹp mà đức tính trung thực mang đến cho mọi người xung quanh. Vậy, đối với bản thân mình, hay đối với trẻ. Những người đã và đang rèn luyện tốt đức tình trung thực này. Trung thực có vai trò thế nào trong đời sống?

Đầu tiên, đó là sự thảnh thơi trong tâm hồn con người khi có đức tính trung thực

Có một điều quan trọng trong cuộc đời này mà không phải ai cũng nhận ra được. Đó là trung thực có thể mang đến sự thảnh thơi và bình yên trong tâm hồn mỗi con người. Đối với trẻ, ở độ tuổi chưa có quá nhiều kinh nghiệm sống, chưa có va chạm xã hội cần thiết để nhận ra điều đó. Ba mẹ, phụ huynh nên là người hướng dẫn, định hướng trẻ rèn luyện những điều hữu ích. Không ít người đã phải ôm lấy những nỗi day dứt. Sự hối hận hay thậm chí là nỗi xấu hổ trong suốt cuộc đời mình. Mà nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là sự thiếu trung thực.

Một lời nói dối sẽ kéo theo rất nhiều những lời nói dối khác. Bởi vậy, nếu trẻ đã nói dối một lần trong đời, sẽ rất dễ dàng để có lần thứ 2, thứ 3,… Và nhiều lần khác nữa. Phụ huynh nên giúp con hiểu rằng việc thú nhận lỗi lầm không quá khó khăn.

Thứ 2 là tạo tiền đề tốt để xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội của trẻ

Thứ 2 là tạo tiền đề tốt để xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội của trẻ

Khi còn nhỏ, con chưa có sự mở rộng các mối quan hệ xã hội. Người thân quen của con chủ yếu là người nhà, xoay quanh bạn bè, thầy cô, trường lớp,… Những cũng chính vì vậy, các con cần phải cố gắng để duy trì và phát triển các mối quan hệ này. Khi là một đứa trẻ, hay ngay kể cả khi đã trưởng thành. Không ai mong muốn rằng mình phải sống đơn độc. Mà không có các mối quan hệ gần gũi, thân thiết cả. Các mối quan hệ xã hội là nền tảng để con phát triển kỹ năng sống. Cũng như có thể định hình được bản thân mình đang ở đâu trong thế giới.

Không ai mong muốn có một người bạn thân thiết là kẻ không có đức tính trung thực. Những lời nói dối của trẻ sẽ kéo dài và tạo ra khoảng cách lớn trong mối quan hệ bạn bè. Cũng như đánh mất niềm tin ở mẹ cha, thầy cô và người thân trong gia đình. Từ những minh chứng kể trên, ta có thể khẳng định được rằng. Đức tính trung thực là một tiền đề tốt. Để cây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội của trẻ hiện tại và trong tương lai.

Thứ 3, đức tính trung thực đem đến sự thoải mái trong tinh thần mỗi ngày

Thứ 3, đức tính trung thực đem đến sự thoải mái trong tinh thần mỗi ngày

Những lời nói dối là căn nguyên dẫn đến khá nhiều những căn bệnh về tâm lý. Có nhiều bệnh phải tìm đến những đánh giá mang tính chuyên môn cao. Nhưng cũng có những vấn đề tâm lý có thể dễ dàng nhìn thấy đó là sự tự tin và thoải mái của trẻ. Trẻ thiếu trung thực trong đời sống sẽ có những biểu hiện tâm lý như suy sụp tinh thần. Hay không được thoải mái và thiếu tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nếu nói dối, không trung thực, trẻ sẽ luôn chìm trong cảm giác tội lỗi. Và không ngừng tự đấu tranh với chính bản thân mình. Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, muộn phiền với những vấn đề đã qua mà trẻ từng nói dối.

Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài trong đời sống của trẻ. Ngăn trẻ bước đến thành công và chinh phục những điều mới lạ

Một vài điều rút ra từ đức tính trung thực

Shakespeare – một nhà văn, một nhà viết kịch nổi tiếng người Anh đã từng nói rằng. Trung thực với chính bản thân mình chính là sự trung thực cao hơn tất thảy sự trung thực khác. Bởi vậy, nếu thiếu trung thực gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ta có thể thấy, những lời nói dối tác động nhiều nhất đến những người đã nói ra nó. Sự thiếu trung thực là một biểu hiện của việc thiếu tôn trọng chính bản thân mình.

Một vài điều rút ra từ đức tính trung thực

Ta có thể thấy, trung thực hay thiếu trung thực là một sự lựa chọn. Mỗi người trong chúng ta, hay mỗi đứa trẻ lớn lên đều có những sự lựa chọn khác nhau cho chính mình. Điều đó không khiến chúng ta ngừng lớn lên về thể chất. Hay ngừng trưởng thành về mặt tư duy. Mà nó là con đường dẫn đến những lối sống và thái độ sống của mỗi người. Sự trung thực mang đến cảm giác hài lòng, tự hào và tự tin hơn về bản thân. Giúp ta tiến về phía trước với một sự an yên đến từ tâm hồn. Tránh xa những suy nghĩ tiêu cực không cần thiết.

Bởi vậy, hãy cùng con, chọn cho mình một con đường phù hợp nhất. Để trẻ có thể tự tin sải bước, hướng tới tương lai.

Lời kết

Trên đây là sự tổng hợp của Vietlearn về chủ đề đức tính trung thực. Đặc biệt là đối với những trẻ đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện dần nhân cách. Ba mẹ và các con cần nắm bắt và hiểu rõ những lợi ích cũng như tầm quan trọng của sự trung thực trong đời sống. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Vietlearn. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Vietlearn rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Vietlearn cùng đồng hành với