Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân của ngân hàng

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng nhất đối với ai làm về vay vốn tín dụng. Mặc dù công tác trong lĩnh vực ngân hàng nhưng không phải ai cũng có thể giải thích và hiểu hết về khái niệm giải ngân là gì? Quy trình thực hiện? Hãy cùng khám phá nội dung chi tiết dưới đây của chúng tôi.

Giải ngân là gì? Giải ngân tiếng anh là gì?

Giải ngân trong tiếng Anh gọi là Disbursement. Giải ngân nghĩa là ngân hàng xuất (giải quyết) tiền bạc và tài chính theo như hợp đồng thỏa thuận vay mượn cho khách hàng. Thông thường, việc giải ngân chỉ cần giải quyết trong 1 hoặc nhiều lần nhỏ theo hợp đồng đã được ký kết từ trước. Người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt, séc, thẻ tín dụng,…

Khái niệm giải ngân nghĩa là gì còn được hiểu là việc chi một khoản tiền theo hợp đồng cho vay đã được thỏa thuận và ký kết giữa ngân hàng với người đi vay. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục cho vay.

Các hình thức giải ngân hiện nay

Căn cứ vào mục đích của khách hàng mà giải ngân được phân chia thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là:

Giải ngân phong tỏa

Đặc điểm của hình thức giải ngân này là khoản vay đã được giải ngân, khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng không thể rút số tiền này để sử dụng. Hình thức này thường được áp dụng cho mục đích mua hàng, bất động sản hay xe hơi,…

Hiểu đơn giản thì khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời cho đến khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa hoặc hoàn tất việc đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền đúng như mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.

Giải ngân không phong tỏa

Trái ngược hoàn toàn với hình thức giải ngân phong tỏa, khách hàng sẽ nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc khoản vay có thể được chuyển tiếp cho bên thứ 3.

Vì rủi ro khá cao nên phía ngân hàng thường áp dụng đối với các khoản vay nhỏ hay với một số chi nhánh. Lợi ích hình thức này giúp khách hàng giải quyết các thủ tục nhanh chóng mà không phải chờ đợi, mất nhiều thời gian.

Một số hình thức giải ngân khác

Bên cạnh đó, còn có một số hình thức giải ngân khác được nhiều ngân hàng lựa chọn, đó là:

Giải ngân bằng tiền mặt: Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để nhận tiền mặt.

Giải ngân chuyển khoản: Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Giải ngân 1 lần: Đáp ứng nhu cầu cần tiền gấp của khách hàng như mua nhà, xe hơi,…

Giải ngân theo chu kỳ: Phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phía ngân hàng sẽ giải quyết theo đợt mà khách hàng đã đăng ký trước đó.

Thời gian giải ngân là bao lâu?

Thời gian giải ngân thông thường rơi vào khoảng 1-2 ngày tùy thuộc vào điều kiện của ngân hàng. Đối với một số hồ sơ phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài từ 3-4 ngày thậm chí là vài tuần.

Điều kiện ngân hàng giải ngân cho người vay

Không phải ai cũng đáp ứng đủ các điều kiện để ngân hàng cho vay giải ngân. Một trong số những điều kiện không thể thiếu đó chính là:

Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, hoàn thiện theo đúng yêu cầu của ngân hàng đưa ra.

Người vay phải đảm bảo thông tin trong hồ sơ cho vay đúng với sự thật.

Nắm chắc các khoản phí ngân hàng như lãi suất vay, phí phạt trả trễ hạn để tránh tình trạng nợ xấu.

Mục đích sử dụng vốn vay phải đảm bảo xuyên suốt thời gian vay đã ký kết trước đó.

Khoản vay trả mỗi kỳ sẽ không vượt quá 60% thu nhập trên kỳ hạn đó.

Hồ sơ giải ngân gồm những gì?

Để quá trình giải ngân diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, khách hàng cần phải chuẩn bị một số hồ sơ, giấy tờ cần thiết sau đây:

Giấy tờ chứng minh nhân thân

Thẻ căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân vẫn còn hiệu lực

Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn

Giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận độc thân.

Giấy tờ chứng minh tài chính

Hợp đồng lao động còn thời hạn, bảng lương hoặc bản sao kê lương.

Đối với doanh nghiệp thì cần phải có giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn số bán hàng.

Đối với nguồn từ cho thuê tài sản cần có giấy tờ chứng minh thu nhập từ nguồn cho thuê.

Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn

Giấy chứng minh mục đích sử dụng sử dụng vốn như hợp đồng mua bán, giấy báo nộp tiền,…

Bản dự toán xây sửa, dự toán chi phí

Giấy phép kinh doanh, bản báo cáo tài chính,….

Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo

Sổ hồng, sổ đỏ hay giấy phép đăng ký nếu tài sản là ô tô,…

Cung cấp thêm các loại giấy tờ cá nhân nếu tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh.

Quy trình giải ngân của ngân hàng

Quy trình giải ngân vay vốn tương đối phức tạp, trải qua nhiều bước với các trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin

Đây là bước đầu tiên của quy trình giải ngân mà khách hàng cần phải thực hiện. Khách hàng cần đăng ký, kê khai thông tin vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các thông tin yêu cầu kê khai cần phải có đó là: thông tin cá nhân, mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả. Tiếp đến, nhân viên tài chính sẽ tiếp nhận thông tin và xác thực chúng.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết.

Hồ sơ mà bạn cung cấp có thể ảnh hưởng đến việc chấp thuận vốn vay của ngân hàng hoặc hạn mức mà bạn có thể vay được. Vậy nên cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết hoặc được yêu cầu từ ngân hàng giải ngân yêu cầu.

Bước 3: Thẩm định

Có thể nói, thẩm định là bước quan trọng nhất của toàn bộ quy trình. Chuyên viên sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra tính chính xác, độ trung thực và phù hợp của hồ sơ khách hàng. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu, đơn vị sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần phản hồi một số câu hỏi cụ thể đảm bảo mức độ chính xác và xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay hay không.

Bước 4: Phê duyệt

Sau khi thẩm định hồ sơ, chuyên viên sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ, đề xuất cấp trên để xem xét, quyết định có duyệt đối với hồ sơ hay không. Nếu như số tiền mà khách hàng cần vay quá lớn thì ngân hàng sẽ lập một tổ thẩm định độc lập để thẩm định lại toàn bộ hồ sơ.

Đây được coi là bước quyết định đối với hồ sơ vay vốn. Hồ sơ của bạn đạt yêu cầu người quản lý ngân hàng sẽ đưa ra quyết định phê duyệt và ngược lại.

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân chính là bước cuối cùng của toàn bộ quy trình. Khi hồ sơ của bạn được duyệt, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân cho khoản vay theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Một số lưu ý giải ngân ngân hàng

Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, chính xác theo yêu cầu của phía ngân hàng. Đảm bảo tính minh bạch, thời gian hiệu lực từ 3-6 tháng.

Khi vay vốn, khách hàng cần trả nợ đúng hạn, tất toán trước hạn giúp tăng điểm tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn lần sau.

Với khoản vay thế chấp, mục đích vay phải đảm bảo trong suốt thời gian này, không sử dụng vốn trái với pháp luật để hồ sơ nhanh chóng được giải ngân.

Đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng trước khi ký kết. Nếu bạn gặp phải bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ, lãi suất thì hãy liên hệ tới nhân viên tư vấn để được giải đáp.

Trong trường hợp hồ sơ của bạn đã được duyệt nhưng chưa giải ngân thì bạn có thể từ chối nếu khoản vay này phát sinh một số vấn đề không thỏa đáng.

Giải ngân ngân hàng khác gì với giải ngân của công ty tài chính

Như bạn đã biết, điều kiện thủ tục, hồ sơ giải ngân của ngân hàng khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Khác với ngân hàng, các công ty tài chính đã tối giản hồ sơ và thời gian phê duyệt hồ sơ giải ngân. Với các gói vay tiền nhanh nên nên thu hút nhiều người dùng lựa chọn.

Với các nội dung thông tin trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org, sẽ giúp bạn hiểu thêm khái niệm giải ngân là gì, quy trình thực hiện. Từ đó giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nhất để quá trình thẩm định, vay vốn giải ngân diễn ra nhanh chóng.