Hoán dụ là gì? Tác dụng và ví dụ về hoán dụ môn văn 6

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hoán dụ là gì? Trong văn học và đời sống, hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm về biện pháp tu từ này. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung có trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org!

Khái niệm hoán dụ là gì đã được nêu chi tiết trong chương trình Ngữ văn 6 mà bất kỳ ai cũng đều đã được học. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật hiện tượng khác; giữ chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình, gợi cảm trong việc diễn đạt. Hoán dụ được sử dụng nhiều nhất trong văn học.

Ví dụ 1:

“ Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai”

Ví dụ 2:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Các hình thức cơ bản của hoán dụ

Dùng cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các bộ phận của cơ thể như tay, chân,…để thay thế cho cơ thể; dùng một mùa để thay thế cho năm hay dùng số ít để chỉ số nhiều; dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu.

Ví dụ: “Dưới mái nhà ấy anh em chúng tôi đã lớn lên từng ngày” => Từ “mái nhà” ở đây được sử dụng để biểu trưng cho cả ngôi nhà

Dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Hiểu một cách đơn giản, người nói , người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm trong đó.

Ví dụ:

“Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”

=> Từ “trái đất” được dùng để chỉ đất nước, con người Việt Nam – những vật được bao chứa trong trái đất.

Dùng dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Phép hoán dụ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật để giúp câu văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe hiểu hết được ý mà tác giả muốn truyền đạt.

Ví dụ:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”

=> Giữa những phẩm chất và những gùi người phụ nữ phải cam chịu bên ngoài rất giống với đặc điểm của củ ấu gai. Tác giả đã có sự liên tưởng để sáng tạo xây dựng hình tượng trên.

Dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng

Cách sử dụng này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng được nhắc đến nhưng lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, cảm nhận được để chỉ những cái mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

“Ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”

=> Các từ “một ngôi sao”, “một thân lúa” là các sự vật cụ thể được dùng để chỉ cái trừu tượng hơn đó chính là sự cô đơn, lẻ loi, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.

Tác dụng của hoán dụ là gì?

Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng, kề cận của hai đối tượng mà không cần phải so sánh chúng với nhau.

Chức năng của hoán dụ đó là nhận thức, giúp người đọc có thể hình dung được sự tương đồng của 2 sự vật hiện tượng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Và đặc biệt là không ẩn đi một phần ý nghĩa như biện pháp ẩn dụ.

Cơ sở hình thành hoán dụ đó chính là sự liên tưởng, phát hiện ra mối liên hệ gần gũi của sự vật, hiện tượng. Đây cũng chính là lý do có rất nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp tu từ này đều có sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.

Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Điểm chung

Đều là biện pháp tu từ gọi tên của sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác

Đều giúp cách biểu đạt trở nên gợi hình, gợi cảm hơn.

Điểm khác nhau

Hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận, gần gũi giữa hai sự vật hiện tượng

Ví dụ về phép hoán dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly” => Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” dùng để chỉ những con người Việt Bắc bởi những người dân nơi đâu thường mặc áo chàm.

Ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật hiện tượng. Hai sự vật, hiện tượng được dùng trong biện pháp tu từ ẩn dụ thường không liên quan trực tiếp với nhau.

Ví dụ về phép ẩn dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” được dùng để nói về Bác Hồ, để nhấn mạnh sự to lớn, vĩ đại và ấm áp của Người.

Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm hoán dụ, từ đó biết cách sử dụng để tránh gây nhầm lẫn cho người nghe. Truy cập ruaxtudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin khác về các biện pháp tu từ.