Khó khăn trong giao tiếp của sinh viên – Rào cản tâm lý trong gia đình

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Khó giao tiếp là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Mà điều này xuất hiện nhiều ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Khi ấy, con cái thường xuyên gặp những khó khăn khi giao tiếp với phụ huynh. Khó khăn trong giao tiếp của sinh viên là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi là chính các sinh viên cũng có sự tự ý thức về bệnh khó giao tiếp của mình. Từ đó, họ có nhu cầu gọi tên trạng thái tâm lý này và tìm cách khắc phục chúng. Tại bài viết này, Vietlearn sẽ đồng hành cùng phụ huynh và các đối tượng là sinh viên đang gặp vấn đề về khó khăn trong giao tiếp. Để tìm ra đáp án cho những câu hỏi có liên quan đến vấn đề nêu trên.

Thực trạng về khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Nguyên nhân gây nên thực trạng về khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Nguyên nhân gây nên thực trạng về khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Sinh viên gặp những vấn đề, trở ngại trong giao tiếp là điều khá phổ biến hiện nay. Theo đánh giá, thực trạng này ngày càng phát triển một phàn cũng bởi yếu tố tác động từ xã hội và những trào lưu xã hội hiện nay. Điển hình có thể kể đến vấn đề sử dụng các thiết bị công nghệ. Cũng như mạng xã hội đã lấn quá sâu vào đời sống của con người. Hiện tại, thay vì có những cuộc gặp gỡ trực tiếp. Và giao lưu thông qua hình thức nói chuyện mặt đối mặt. Thì công nghệ và các thiết bị công nghệ phát triển. Giúp con người có thể kết nối với nhau bằng tin nhắn. Hay bằng những trạng thái được công khai trên các nền tảng mạng xã hội. Không thể không thừa nhận mặt lợi ích vô cùng to lớn cho thực tế này mang lại. Tuy nhiên, những hạn chế và biểu hiện tiêu cực của việc quá lạm dụng công nghệ cũng theo đó mà xuất hiện không ít.

Một nguyên nhân khác đến từ sự thay đổi tâm sinh lý của sinh viên khi đến độ tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân như sự xa cách về địa lý. Hoặc sự thay đổi về hoàn cảnh, điều kiện sống. Làm thay đổi tư duy, nhận thức và ảnh hưởng đến vấn đề nhận định, giao tiếp của sinh viên.

Mối tác động của nguyên nhân đến thực tế đời sống

Mối tác động của nguyên nhân đến thực tế đời sống

Những thực trạng phát triển kể trên là nguyên nhân lớn trong tình trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. Sự hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhau khiến các bạn trẻ khó mở lòng hơn. Thậm chí, có những bạn trẻ lệ thuộc vào mạng xã hội. Theo góc nhìn xã hội học, truyền thông đại chúng và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong các xã hội phát triển. Nó trở thành nguồn cung cấp kinh nghiệm, thông tin. Và tác động không ít đến tư duy, nhận thức và tác phong xã hội của thế hệ trẻ. Mà cụ thể ở đây là đối tượng sinh viên. Điều này dần kéo một bộ phận sinh viên ra khỏi đời sống. Và mối quan hệ xã hội thực trở nên xa cách.

Không chỉ xa rời với thực tế xã hội, khó khăn trong giao tiếp của sinh viên còn xuất hiện nhiều trong các mối quan hệ gắn kết gia đình. Đặc biệt là sợi dây liên kết giữa phụ huynh và con cái như bị kéo căng ra. Gây nên những căng thẳng không cần thiết từ vấn đề giao tiếp gặp trở ngại. Thực trạng này rung lên một hồi chuông cảnh báo đối với các mối quan hệ gia đình.

Một số phương pháp giải quyết vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Để có thể giải quyết tốt vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. Dựa theo một số kết quả nghiên cứu và các kiến nghị từ lý thuyết khoa học về tâm lý giới trẻ. Vietlearn đưa ra một số những điều sau đây. Đây là những điều mỗi sinh viên nên rèn luyện và không ngừng nâng cao. Để có thể có sự tiến bộ hơn trong việc phát triển năng lực giao tiếp.

Đầu tiên là vấn đề thiết lập các mối quan hệ

Đối với sinh viên hay giới trẻ nói chung, việc thiết lập các mối quan hệ xã hội là điều vô cùng cần thiết. Vấn đề thiết lập mối quan hệ giúp tăng rất nhiều khả năng giao tiếp. Các mối quan hệ được xây dựng không chỉ mang những lợi ích về tinh thần. Mà còn góp phần nâng cao nhận thức. Và có thể mang đến những thế mạnh cho bản thân sau này. Như việc thiết lập mối quan hệ trong công việc để nâng cao sự hợp tác. Hay có thể tích lũy thêm một số kinh nghiệm cần thiết,…

Thứ hai, là sự rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc và lắng nghe

Trong một mối quan hệ giao tiếp, để có thể tự tin và tiến hành trao đổi thông tin một cách suôn sẻ. Khả năng kiềm chế và lắng nghe là rất quan trọng. Hai điều này bổ sung, tác động lẫn nhau. Mang đến những hiệu quả đúng thời điểm. Việc lắng nghe nhiều cũng khiến sinh viên tiếp thu được thêm những vốn sống. Hoặc mở rộng hiểu biết ở một số lĩnh vực. Từ đó có thể thiết lập nên những mối quan hệ mới. Và khắc phục được những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Một số phương pháp giải quyết vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Thứ 3 là rèn luyện khả năng diễn đạt

Trong giao tiếp, khả năng diễn đạt đóng vai trò then chốt. Quyết định kết quả cuộc giao tiếp. Bởi vậy, để có thể giao tiếp tốt nhất, sinh viên cần rèn luyện khả năng diễn đạt. Khả năng này bao gồm các kĩ năng như diễn đạt logic, tóm tắt vấn đề, … Những kỹ năng có thể được nâng cao thông qua quá trình đọc sách, học tập,..

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về chủ đề Khó khăn trong giao tiếp mà cụ thể là khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. Bên cạnh đó, Vietlearn đã tổng hợp 1 số phương pháp để giải quyết thực trạng này. Vietlearn mong rằng với những chia sẻ của mình, các bạn sinh viên và phụ huynh có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và con cái của mình. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Vietlearn. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Vietlearn rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Vietlearn cùng đồng hành với