Khó khăn trong giao tiếp của sinh viên – Rào cản tâm lý trong gia đình

Mối tác động của nguyên nhân đến thực tế đời sống

Những thực trạng phát triển kể trên là nguyên nhân lớn trong tình trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. Sự hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhau khiến các bạn trẻ khó mở lòng hơn. Thậm chí, có những bạn trẻ lệ thuộc vào mạng xã hội. Theo góc nhìn xã hội học, truyền thông đại chúng và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong các xã hội phát triển. Nó trở thành nguồn cung cấp kinh nghiệm, thông tin. Và tác động không ít đến tư duy, nhận thức và tác phong xã hội của thế hệ trẻ. Mà cụ thể ở đây là đối tượng sinh viên. Điều này dần kéo một bộ phận sinh viên ra khỏi đời sống. Và mối quan hệ xã hội thực trở nên xa cách.

Không chỉ xa rời với thực tế xã hội, khó khăn trong giao tiếp của sinh viên còn xuất hiện nhiều trong các mối quan hệ gắn kết gia đình. Đặc biệt là sợi dây liên kết giữa phụ huynh và con cái như bị kéo căng ra. Gây nên những căng thẳng không cần thiết từ vấn đề giao tiếp gặp trở ngại. Thực trạng này rung lên một hồi chuông cảnh báo đối với các mối quan hệ gia đình.

Một số phương pháp giải quyết vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Để có thể giải quyết tốt vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. Dựa theo một số kết quả nghiên cứu và các kiến nghị từ lý thuyết khoa học về tâm lý giới trẻ. Vietlearn đưa ra một số những điều sau đây. Đây là những điều mỗi sinh viên nên rèn luyện và không ngừng nâng cao. Để có thể có sự tiến bộ hơn trong việc phát triển năng lực giao tiếp.

Đầu tiên là vấn đề thiết lập các mối quan hệ

Đối với sinh viên hay giới trẻ nói chung, việc thiết lập các mối quan hệ xã hội là điều vô cùng cần thiết. Vấn đề thiết lập mối quan hệ giúp tăng rất nhiều khả năng giao tiếp. Các mối quan hệ được xây dựng không chỉ mang những lợi ích về tinh thần. Mà còn góp phần nâng cao nhận thức. Và có thể mang đến những thế mạnh cho bản thân sau này. Như việc thiết lập mối quan hệ trong công việc để nâng cao sự hợp tác. Hay có thể tích lũy thêm một số kinh nghiệm cần thiết,…

Thứ hai, là sự rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc và lắng nghe