Mã QR code là gì? Các ứng dụng của mã QR code
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Code là gì? Là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin; code hay mã code xuất hiện ở hầu hết các ứng dụng tin học, khi bạn sử dụng để đăng ký vào bất kỳ trình duyệt nào đó sẽ được yêu cầu nhập mã code. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc hãy theo dõi những thông tin dưới đây.
Mã code là gì? Mã QR code là gì?
Mã code hay mã QR code thực chất là đoạn mã tin học, là tên viết tắt của cụm từ Quick Response Code nghĩa là “mã phản hồi nhanh”. Định dạng của mã code thường thấy là dạng mã vạch 2 chiều theo kiểu ma trận và chúng ta không thể đọc được đoạn code đó thông qua mắt thường mà phải sử dụng tới máy quét mã QR code.
Trên các thiết bị điện thoại thông minh đã được tích hợp thêm tính năng đọc mã QR code chuyên biệt. Mã QR được sử dụng với mục đích giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc mua sắm hay quyết thông tin xác thực nhanh chóng nhất.
Nguồn gốc ra đời của mã QR code là gì?
Mã code hay mã QR code được phát triển bởi công ty Denso Wave tại Nhật Bản, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1994. QR là tên viết tắt của Quick Response có nghĩa là đáp ứng nhanh, được tạo ra do người tạo mong muốn khiến mã tạo ra được giải mã ở tốc độ nhanh nhất.
Năm 1974, mã vạch xuất hiện ở nhiều siêu thị lớn nhỏ, nhưng lại là tập hợp nhiều đường thẳng màu đen, dày đậm khác nhau in trên bao bì sản phẩm. Để biết các thông tin về giá cả thì người dùng phải sử dụng máy quét tích hợp thì mới có thể đọc được các thông tin đã được mã hóa. Điểm hạn chế của mã vạch này đó chính là việc lưu trữ bị giới hạn, đoạn mã chỉ gồm 20 ký tự và chữ số khác nhau, ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình quét mã, khó khăn trong việc truyền đạt giá trị sản phẩm.
Đó cũng chính là lý do công ty Denso Wave của Nhật đã phát triển, từ đó mã QR code được ra đời. Có thể nói mã QR code là phiên bản nâng cấp hoàn hảo của mã vạch trước đây, có thể đọc được từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Hiện nay, các thương hiệu có thể thể hiện được 7000 chữ và số trên mã QR. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mã QR nén có thể lưu trữ được hơn 40.000 cả chữ cái và số.