ReactJS là gì? Các kiến thức tổng quan về reactJS

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Công nghệ thông tin đang là một ngành nghề “hot” với mức thu nhập cao nên được nhiều người theo học. Khi theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị nhiều kiến thức trong đó có reactJS. Vậy, reactJS là gì? Lợi ích và đặc điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

ReactJS là gì?

ReactJS hay react là một thư viện, được viết bằng JavaScript, dùng để xây dựng giao diện người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 1300 developer và hơn 94000 trang web đang sử dụng. ReactJS được hiểu nôm na là một thư viện, có chứa nhiều JavaScript mã nguồn và “cha đẻ” đó chính là Facebook. Mục đích chính đó chính là mỗi website sử dụng reactJS thì phải chạy thật mượt hoặc thật nhanh, có khả năng mở rộng cao và đơn giản thực hiện.

Về cơ bản, các tính năng của reactJS thường xuất phát từ việc tập trung các phần mềm riêng lẻ, cho phép các developer có chức năng phá vỡ giao diện của người dùng từ một cách phức tạp và biến nó trở thành các phần mềm đơn giản. Hiểu đơn giản thì các render dữ liệu không chỉ được thực hiện ở vị trí server mà còn ở vị trí client khi sử dụng reactJS.

Hiện nay, reactJS thường được dùng để thiết kế bố cục cho trang web, nhưng hạn chế đó chính là cấu trúc khó. Thay vào đó sử dụng JSX và nhúng vào các đoạn HTML và javascript, bạn sẽ thấy cú pháp dễ hiểu hơn và JSX cũng có thể tối ưu các code khi biên soạn, vừa giúp ích cho người lập trình tiện cho việc biên dịch.

React native là một framework được phát triển bởi công ty công nghệ nổi tiếng facebook với mục đích giải quyết các bài toán hiệu năng của Hybrid và bài toán chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng di động.

Nói cách khác, react native cho phép các developer xây dựng các ứng dụng di động trên iOS và Android chỉ với một ngôn lập trình duy nhất đó là JavaScript. Với sự ra đời của react native đã giải quyết tốt bài toán liên quan tới hiệu năng hybrid và sự phức tạp khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng trên thiết bị di động.