Benzen là chất gì? Tính chất hóa học và cách điều chế

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Benzen là một phần trong kiến thức Hóa học lớp 9 và khá quan trọng. Chính vì thế, các em cần phải nắm rõ Benzen là chất gì, tính chất hóa học của benzen cũng như các ứng dụng của chúng ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hệ thống lại nhóm kiến thức này một cách ngắn gọn và dễ nhớ nhất.

Benzen là chất gì?

Benzen là chất gì?

Rất nhiều người thắc mắc Benzen là chất gì. Về cơ bản, Benzen được biết đến là một chất lỏng. Chúng không có màu và cũng không tan trong nước. Khối lượng riêng của benzen nhẹ hơn nước. Chất này có thể hòa tan được nhiều chất khác nữa như: dầu ăn, nến, cao su, iot…. Benzen có mùi thơm nhẹ và rất hại đối với khỏe.

Công thức phân tử của benzen là: C6H6.

Công thức cấu tạo:

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Tính chất hóa học của benzen

Sau khi nắm được Benzen là chất gì, ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem tính chất hóa học của benzen là gì? Các tính chất hóa học đặc trưng của benzen là:

Phản ứng thế

Phản ứng halogen hóa

Khi phản ứng có bột sắt, benzen sẽ tác dụng với brom khan để tạo thành brombenzen và khí hidro bromua.

Nhưng nếu không dùng sắt mà sử dụng ánh sáng thì Brom sẽ thế cho hiđro ở nhánh như phản ứng hóa học phía dưới.

Phản ứng nitro hóa

Benzen khi tác dụng với hỗn hợp H2SO4 đậm đặc và HNO3 đặc sẽ tạo thành nitrobenzen:

Nitro benzen khi tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 sẽ bốc khói và tạo ra H2SO4 đậm đặc. Nếu được đun nóng thì sẽ tạo thành m-đinitrobenzen.

Quy tắc thế ở vòng benzen

Khi trong vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl hoặc các nhóm –OH, -NH2, -OCH3,… thì phản ứng thế vào vòng rấy dễ xảy ra. Chúng sẽ được ưu tiên xảy ra ở vị trí nhóm ortho và para. Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, -SO3H, …) thì phản ứng thế vào vòng đó sẽ khó hơn rất nhiều. Đồng thời chúng dũng được ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

Cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen

Phân tử axit nitric và phân tử halogen sẽ không trực tiếp tấn công vào vòng benzen mà các tiểu phân mang điện tích dương sẽ được tạo thành do tác dụng của chúng với xúc tác mới sẽ là tác nhân tấn công trực tiếp vào vòng benzen. Ví dụ như phản ứng hóa học sau:

Phản ứng cộng

Benzen sẽ không thể tác dụng được với brom trong dung dịch. Điều này chứng tỏ benzen rất khó tham gia vào phản ứng cộng. Nhưng nếu có điều kiện thích hợp thì benzen vẫn có thể phản ứng cộng với một số chất. Ví dụ như:

Do phân tử của benzen có cấu tạo đặc biệt chính vì thế mà chúng vừa có phản ứng cộng vừa có phản ứng thế. Chỉ là phản ứng cộng của benzen sẽ khó xảy ra hơn so với etilen và axetilen.

Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn

Phản ứng oxi hóa

Benzen sẽ không thể tác dụng được với KMnO4 chính vì thế mà chúng không làm mất màu dung dịch KMnO4 được. Benzen cũng rất dễ cháy và tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Phản ứng như sau:

C6H6 + O2 → 6CO2 + 3H2O

Trong trường hợp benzen cháy trong không khí thì chúng còn tạo ra muội than.

Ứng dụng của benzen trong công nghiệp

Điều chế benzen như thế nào?

Cách phổ biến nhất để điều chế Benzen là chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. Ngoài ra, chúng cũng được điều chế từ ankan hoặc xicloankan. Công thức như sau:

Ứng dụng của benzen

Trong ngành công nghiệp, benzen được sử dụng rất phổ biến đặc biệt là ngành công nghiệp hóa hữu cơ. Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng để tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi.

Benzen cũng thường được dùng để làm dung môi hoà tan các chất như mỡ, cao su, vecni. Dùng để tẩy mỡ ở xương, da sợi, vải, len, dạ, lau khô, tẩy mỡ các tấm kim loại. Bên cạnh đó các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ cũng thường dùng benzen để tẩy.

Benzen cũng là chất được dùng để điều chế ra các chất khác. Ví dụ như điều chế ra nitrobenzen, anilin, phenol, tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại, sản xuất cumen, axeton và phenol.

Bí quyết bứt phá điểm số môn Hóa trong thời gian ngắn

Tác hại của Benzen tới sức khoẻ

Ngoài những tác dụng cực kỳ lớn phía trên thì benzen còn được biết đến là một chất cực kỳ độc đối với sức khỏe và khả năng gây ung thư của chúng rất cao. Những người bị nhiễm độc benzen cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn lộn.

Mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ.

Giảm sức nghe.

Viêm phổi.

Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu.

Viêm gan nhiễm độc.

Viêm cầu thận.

Tổn thương tim mạch

Còn khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ có 2 giai đoạn chính. Đó là:

Giai đoạn khởi phát khiến cho chúng ta bị: rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học.

Thời kỳ toàn phát sẽ xuất hiện các hội chứng như: xuất huyết, thiếu máu, giảm bạch cầu,…

Con người nhiễm benzen như thế nào?

Chúng ta có thể nhiễm benzen thông qua các đường sau đây:

Trong thực phẩm, benzen được dùng để bảo quản thực phẩm đặc biệt là nước giải khát đóng chai

Benzen có ở đâu trong không khí? Benzen có trong không khí khi chúng được dùng để sản xuất công nghiệp, khí sẽ bốc hơi lên. Hoặc trong chất thải của phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Benzen tồn tại trong chất thải của phương tiện giao thông

Như vậy là những thông tin liên quan đến Benzen là chất gì đã được giới thiệu. Hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chất này.

Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học

Điều chế khí Hiđro – phản ứng thế – Học tốt hóa 8 cùng

Hóa lớp 10 – Kiến thức trọng tâm và các dạng bài trong đề