Axit nitric – Khái niệm, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng
Tính chất hóa học của axit nitric
HNO3 là một axit mạnh
HNO3 là axit nên có khả năng làm quỳ tím chuyển đỏ.
Tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước.
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
Tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.
2HNO3 + Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 + H2O
Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới
2HNO3 + CuSO4 → Cu(NO3)2 + SO2 + H2O
HNO3 là chất oxi hóa mạnh
Tác dụng với kim loại:
Gọi HNO3 là một chất oxi hóa mạnh do nó có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại ngoại trừ Au và Pt. Thông thường tạo thành muối nitrat, nước và các sản phẩm khử khác nhau tùy thuộc vào kim loại.
A + HNO3 → A(NO3)x + H2O + NO (NO2, N2, NH4NO3)
Các sản phẩm khử có thể xuất hiện tùy thuộc vào độ mạnh yếu của từng kim loại và nồng độ của dung dịch. Kim loại càng mạnh thì Nito sẽ bị khử xuống hóa trị càng thấp. Đối với đồng cho Nito hóa trị 4, với sắt cho hóa trị 2 và với Na cho hóa trị -3.
Trong trường hợp HNO3 loãng tác dụng với sắt hoặc hỗn hợp đồng sắt mà còn dư kim loại thì chỉ cho ra muối sắt 2.
HNO3 đặc nguội không thể tác dụng với các kim loại: Al, Fe và Cr. Đây là hiện tượng thụ động hóa.
TÌm hiểu thêm Tìm hiểu muối nitrat là gì với phương pháp học hiệu quả của Vietlearn
Tác dụng với phi kim:
HNO3 còn có khả năng tác dụng với các phi kim cho ra nito dioxit, nước và oxit của phi kim đó.
VD: C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
P + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O
Tác dụng với các chất khử:
Axit nitric có khả năng tác dụng với các chất khử khác như oxit bazo, bazo và muối mà kim loại trong hợp chất chưa đạt hóa trị cao nhất. Điển hình là phản ứng với các hợp chất của sắt.
VD: 4HNO3 + FeO → Cu(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Tác dụng với các hợp chất khác:
PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa↓ + 8NO2 + 4H2O
Cách sản suất ra axit nitric
Như trình bày ở phần 1, axit nitric có thể được tìm thấy trong các cơn giông đi kèm với sấm sét. Bên cạnh đó, người ta còn có thể tạo ra HNO3 theo 2 cách: phòng thí nghiệm và công nghiệp.