Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Kinh tế vi mô là gì? Là một môn khoa học kinh tế, cung cấp các kiến thức về lý luận, phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào trong bài viết dưới đây.

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô có tên gọi trong tiếng Anh là microeconomics. Đây là một ngành của kinh tế học, nghiên cứu về hành vi của người dùng và doanh nghiệp cũng như quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào và sản xuất trong thị trường cụ thể.

Trong quá trình phân tích nền kinh tế vĩ mô, người ta nghiên cứu chủ yếu về cách thức phân bổ nguồn nhân lực kinh tế khan hiếm cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, tìm kiếm các phát hiện từ những yếu tố chiến lực; từ đó quyết định tới việc sử dụng nguồn nhân lực.

Hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế vi mô là nghiên cứu hành vi của cá nhân, doanh nghiệp như người tiêu dùng, người sản xuất,….và sự tương tác giữa họ dựa trên các thị trường cụ thể.

Ví dụ cụ thể như:

Nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng như người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ như thế nào khi ngân sách hạn chế.

Kinh tế vi mô nghiên cứu mối quan hệ giữa cung cấp hàng hóa với sự tương tác của chúng trong việc hình thành giá cả thị trường.

Nghiên cứu các mô hình thị trường như thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,….

Kinh tế học vi mô?

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi của chủ thể kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình,…tại một môi trường cụ thể. Mục tiêu chính từ hoạt động nghiên cứu đó chính là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả giữa các mặt hàng và dịch vụ một cách tương đối, cùng với đó là sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.

Đối tượng nghiên cứu của nền kinh tế vi mô

Như bạn đã biết, kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, cung cấp các kiến thức về lí luận và phương pháp kinh tế đối với các môn quản lý doanh nghiệp trong các ngành của nền kinh tế. Nói cách khác thì nó chính là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Đối tượng nghiên cứu chính của kinh tế học vĩ mô đó là nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản của từng lĩnh vực, đơn vị kinh tế; nghiên cứu tính quy luật, xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ.

Nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô tập trung vào việc nghiên cứu một số nội dung quan trọng như các vấn đề về kinh thế cơ bản (thị trường, sản xuất, lợi nhuận,…) và quyết định cung cấp thị trường các yếu tố đầu vào, hạn chế của kinh tế thị trường đó chính là sự can thiệp của chính phủ.

Kinh tế vi mô nghiên cứu về các nội dung chủ yếu sau đây:

Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Lý thuyết về doanh nghiệp

Cạnh tranh và độc quyền

Thị trường và các yếu tố sản xuất

Các hạn chế của thị trường và sự can thiệp của chính phủ.

……

Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung của khoa học kinh tế, nắm chắc các vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động của nền kinh tế vi mô.

Gắn chặt với việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập để củng cố, nâng cao nhận thức về lý luận,…

Đơn giản hóa việc nghiên cứu với các mối quan hệ phức tạp

Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, xem xét từng đơn vị vi mô, không xem xét sự tác động đến các vấn đề khác

Sử dụng các mô hình hóa như công cụ toán học, phương trình vi phân để lượng hóa các quan hệ kinh tế.

Kinh tế vĩ mô là gì? Tổng quan các nội dung chi tiết

Kinh tế học vĩ mô còn được biết đến với tên gọi là kinh tế tầm lớn. Là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về các đặc điểm, cấu trúc và hành vi của nền kinh tế nói chung.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát có 2 khu vực nghiên cứu điển hình đó là:

Nghiên cứu những yếu tố quyết định tới khả năng tăng trưởng của nền kinh tế bền vững.

Nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị, kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát đã triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng hay tiêu dùng,….

Tổng hợp các ký hiệu, công thức tính trong kinh tế vĩ mô

Ký hiệu Tên Công thức tính

AD Tổng cầu AD=C+I+G+Xn

C Tiêu dùng C=Co+Cm*Yd

Xn Xuất khẩu ròng Xn=X-M

M Nhập khẩu M=Mo+Mm*Y

Yd Thu nhập khả dụng Yd=Y-T+Tr=Y-Tn=C+S

Tn Thuế ròng Tn=T-Tr

S Tiết kiệm S=Yd-C

G Chi tiêu chính phủ G=Go

X Xuất khẩu tự định X=Xo

Y Sản lượng Y=mtTno+mAdo

K Số nhân K=(D+(Cu/D+1))/(D+(Cu/D+R/D))=(1+Cu/D)/(R/D+Cu/D)

I Đầu tư I=Io+ImyY+Imii

T Thuế T=To+Tm*Y

Tr Trợ cấp

To Thuế biên

Mo Nhập khẩu dự định

Mm Nhập khẩu biên

lo Đầu tư tự định

lmy Đầu tư biên theo thu nhập Y

lmi Đầu tư biên theo lãi suất i

Go Chi tiêu tự định

Phân biệt kinh tế vi mô và vĩ mô

Kinh tế vi mô và vĩ mô được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Thế nhưng có rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Vậy nên Vietlearn.org sẽ giúp bạn phân biệt 2 thuật ngữ này. Cụ thể:

Tiêu chí Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô

Giống nhau Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Khác nhau

Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể nền kinh tế bao gồm cả nền kinh tế quốc gia và quốc tế Nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế.

Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố của nền kinh tế tổng thể như: Đầu tư vốn, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,….thu nhập quốc dân. Các yếu tố của nền kinh tế cá thể như cung cầu hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp, chi phí,….

Mục tiêu Duy trì sự ổn định ở mức chung nhất, giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như lạng pháp, giảm pháp, tỷ lệ thất nghiệp,… Giữ vai trò quan trọng đối với việc xác định giá của sản phẩm với giá của các yếu tố sản xuất như đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn,…

Các yếu tố tác động – Thu nhập quốc gia

– Mức giá chung

– Phân phối việc làm, tỷ lệ thất nghiệp

– Tiền tệ

– Vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ

– Cung – Cầu

– Giá cả của hàng hóa và dịch vụ

– Giá cả của các yếu tố sản xuất

– Mức tiêu thụ

– Phúc lợi kinh tế

– Vai trò của chúng phủ đối với nền kinh tế thị trường.

Mặc dù kinh tế vĩ mô và vi mô là 2 đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Cụ thể:

Kết quả của nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của nền kinh tế vi mô. Nghĩa là kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế dưới sự tác động của kinh thế vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra hành lang, môi trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế vi mô phát triển.

=> Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của nền kinh tế vi mô. Để phát triển nền kinh tế thì cần phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp, các tế bào kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế vĩ mô.

Một số khái niệm liên quan đến kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô độc quyền là gì?

Kinh tế vi mô độc quyền là kinh tế vi mô xét ở 2 yếu tố đó là độc quyền bán và độc quyền mua.

Độc quyền bán: Là trạng thái thị trường chỉ có một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó và không có sản phẩm nào thay thế được. Có thể nói, đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Độc quyền mua: Là một trong những điều kiện thị trường mà ở đó chỉ có một người mua. Trong nền kinh tế vi mô độc quyền, một người mua duy nhất sẽ thống trị thị trường, trong khi đó người bán duy nhất sẽ kiểm soát thị trường độc quyền.

Kinh tế vi mô sản xuất là gì?

Là quá trình làm ra các sản phẩm để sử dụng hoặc trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất sẽ dựa trên các vấn đề như sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm?,…

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, tùy thuộc vào từng sản phẩm, yếu tố sản xuất sẽ được khai thác và nghiên cứu dựa trên 3 khu vực sau:

Khu vực I: Nông – Lâm- Ngư nghiệp

Khu vực II: Công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ và xây dựng

Khu vực III: Dịch vụ

Mong rằng, nội dung trong bài viết “Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô” sẽ giúp ích cho bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kinh tế, quý bạn đọc hãy truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu.