Rác thải nhựa là gì? Tác hại của rác thải nhựa

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn. Đây là loại rác khó phân hủy, chúng có thể tồn tại hàng trăm năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này, quý khách hàng đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org nhé!

Rác thải nhựa là gì? Các khái niệm liên quan

Rác là gì?

Rác là các vật dụng không còn giá trị sử dụng.

Rác thải là gì?

Rác thải còn có tên gọi khác là chất thải. Đây là những đồ vật mà con người không dùng nữa và thải ra ngoài môi trường ở cả thể rắn, lỏng, khí. Ví dụ như thức ăn thừa, giấy vụn, khăn giấy, quần áo hay các linh kiện điện tử hỏng hóc,…

Nhựa là gì?

Nhựa là các hợp chất cao phân tử, chúng được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt của người dùng như chai lọ, cốc, bát,…Những sản phẩm này thường có mức giá thành rẻ, sử dụng dễ dàng nên được khá nhiều người dùng ưu ái lựa chọn.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là cụm từ được sử dụng để chỉ những sản phẩm được làm bằng nhựa, đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và vứt ra ngoài môi trường. Rác thải nhựa gồm có túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa hay các loại đồ chơi, vật dụng bằng nhựa,….những sản phẩm này có đặc điểm chung là thời gian phân hủy lâu có thể lên đến hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm.

Thực trạng rác thải nhựa và các con số báo động hiện nay

Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới

Theo thống kê của WHO mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng ,…chưa kể đến các loại sản phẩm khác được làm từ nhựa như đồ dùng, bàn, ghế,….Tính đến nay, thế giới đã sản xuất ra 8.3 tỷ tấn nhựa trong đó có 6.3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra ngoài môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và có đến 8 triệu tấn thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy dự báo đến năm 2025 cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải biển.

Chất thải nhựa ra tăng chóng mặt trong thời gian gần đây, trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng gấp 20 lần, dựa báo sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm nữa. Những con số này sẽ không ngừng tăng lên đặc biệt là ở các quốc gia mới, đang phát triển. Việc xử lý rác thải nhựa đang khiến nhiều quốc gia phải “đau đầu” vì thời gian phân hủy của nhựa lâu cũng như tiêu tốn nhiều khoản chi phí.

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia thải ra ngoài đại dương lượng rác thải nhựa lớn trên thế giới khoảng 0.28-0.73 triệu tấn/năm (chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan khác đến chất thải nhựa khi con số này không ngừng tăng lên.

Theo thống kê mới nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, thải ra ngoài môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon mỗi năm. Mặc dù tình trạng sử dụng rác thải từ nhựa đã giảm nhưng việc phân loại, thu hồi còn nhiều hạn chế nên đang có những diễn biến phức tạp. Điều này cũng khiến cho lượng rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 8-12% chất thải sinh hoạt; có đến 10% lượng rác thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường khiến công tác xử lý gặp khó khăn. Nếu như tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ tạo ra một gánh nặng lớn đối với môi trường, dẫn tới nhiều thảm họa ô nhiễm mà các chuyên gia đã cảnh báo trước đó.

Tác hại của rác thải nhựa

Tác động đến môi trường

Thời gian phân hủy các rác thải nhựa là vô cùng lây, ít nhất là vài trăm năm mới phân hủy hoàn toàn. Dù được chôn sâu dưới lòng đất nhưng rác thải nhựa vẫn làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây ô nhiễm môi trường, xói mòn đất đá ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cũng như sự phát triển của cây trồng.

Nhiều quốc gia đã xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt, điều này cũng khiến môi trường càng trở nên ô nhiễm hơn nếu không được xử lý đúng cách. Việc đốt chất thải nhựa sẽ sản sinh ra rất nhiều khí độc hại, gây ô nhiễm môi trường và tạo ra các hiệu ứng nhà kính. Không những thế, khi chúng được thải ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng tới sự sống của nhiều loại động, thực vật nhất là sinh vật sống dưới nước. Khi rác thải nhựa trôi ra biển, các loại động vật ăn phải chất thải nhựa có thể khiến chúng chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng những loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái.

Tác động đến con người

Rác thải nhựa lần vào nước, tạo thành các hạt vi nhựa làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, ăn uống. Chất thải từ nhựa không được xử lý đúng cách cũng gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường nước. Chất thải nhựa khi đốt sẽ sinh ra các chất độc dioxin, furan gây ô nhiễm không khí, ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết và làm giảm đi khả năng miễn dịch gây ung thư.

Biện pháp xử lý rác thải nhựa hiệu quả

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân

Có lẽ, cách tốt nhất để giảm thiểu rác thải nhựa là tuyên truyền người dân hạn chế tối đa việc sử dụng rác thải nhựa. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải nhựa và không được thải ra bên ngoài môi trường.

Nâng cao nhận thức của người dân thông qua việc tuyên truyền các tác hại của rác thải nhựa, từ đó nêu lên những biện pháp xử lý các loại chất thải từ nhựa hiệu quả. Hãy nâng cao ý thức của người dân trước khi tìm kiếm giải pháp khắc phục lâu dài.

Phân loại rác tại nguồn

Việc phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên đáng kể mang lại lợi ích cho chính bạn và nhiều người xung quanh. Người dùng có thể tự mình tái chế và tận dụng phế liệu này vào các công việc khác.

Phân loại rác thải giúp nâng cao nhân thức công đồng trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu số lượng giác cũng như tiết kiệm được chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Tái chế rác thải nhựa

Đây là giải pháp phổ biến được nhiều quốc gia lựa chọn. Bằng cách này sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều sản phẩm tái chế từ nhựa chất lượng với nhiều công năng sử dụng. Tái chế rác thải nhựa có nhiều ưu điểm không chỉ làm sạch môi trường mà còn đem lại nhiều việc làm cho lao động. Hiện nay, việc tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ sơ chế, công tác tái chế thường rất khó khăn do chưa được thực hiện phân loại từ nguồn.

Xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt

Đây là quá trình sử dụng nhiệt độ cao từ 1000-1100 độ C để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật nhất của cách làm này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp tuy nhiên đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư chi phí lớn. Đốt rác thải nhựa cũng giúp tạo ra năng lượng để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên quá trình đốt rác cần phải kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không phát sinh ra các sự cố gây hại đối với môi trường.

Với những thông tin trên đây về rác thải nhựa mong rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích; từ đó tự mình ý thức, thay đổi hành động, tái chế rác thải nhựa để không gây ô nhiễm môi trường. Các cá nhân, tổ chức hãy chung tay để bảo vệ môi trường của chúng ta trở nên xanh-sạch-đẹp và nói không với rác thải nhựa!