Tính chất hóa học của phi kim – Những lưu ý khi học

Những tính chất hóa học của phi kim cần được nắm rõ nếu muốn chinh phục môn hóa 9

Thứ hai, phi kim có tác dụng với khí H2 hay còn gọi là Hidro kèm nhiệt độ

tính chất hóa học của phi kim thứ hai mà chúng ta sẽ tìm hiểu chính là có thể tác dụng với khi hidro. Nhưng quá trình này cũng sẽ kèm theo yếu tố nhiệt độ hai chất mới có thể sinh ra phản ứng hóa học được. Để bạn nắm rõ hơn, hãy cùng tham khảo các ví dụ phản ứng cụ thể của 03 phi kim (oxi, Clo, Brom) với H2 nhé.

Trước hết, khi Oxy tác động với khí hidro có điều kiện nhiệt độ cao sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Nhóm chất nhận được cuối cùng sẽ là nước (hoặc hơi nước). Chẳng hạn như O2 tác dụng với H2 sẽ tạo thành chất H2O hay còn gọi là nước.

Tiếp theo, khi chất Clo (màu vàng lục) tác động với khí hidro có kèm theo nhiệt độ sẽ cũng sẽ sinh ra phản ứng. Kết quả cuối cùng sẽ làm biến đổi màu của Clo. Cụ thể từ màu ban đầu chuyển sang không màu. Hai chất này tác dụng tạo ra một loại axit, thế nên khi bạn dùng quỳ tím để thử sẽ đổi màu (chuyển sang đỏ).

Ví dụ thứ ba là khi Brom tác dụng với hidro cũng sẽ nảy sinh phản ứng và sinh ra chất khí mới. Đó là một loại axit cực mạnh mang tên Axit bromhidric. Axit này có thể làm quỳ tím chuyển đỏ nhanh chóng.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Thứ ba, phi kim có tác dụng với khí oxy kèm nhiệt độ

Cuối cùng trong các tính chất của phi kim (xét về tính hóa học) không thể bỏ qua phản ứng với oxy. Tất nhiên cũng cần có yếu tố nhiệt độ cao để thúc đẩy quá trình sinh ra chất mới nhanh hơn. Chẳng hạn như chất sunfua (màu vàng) tác dụng với oxi sinh ra một loại oxit axit mới không có màu.

Những lưu ý về tính chất của phi kim bạn cần biết

Trong khi tìm hiểu tính chất phi kim bạn cũng không thể nào bỏ qua các tính chất vật lý của nhóm nguyên tố nhận electron này. Sau đây sẽ là hai lưu ý nhỏ về tính chất vật lý của phi kim để bạn tham khảo thêm:

Thứ nhất, phi kim có thể ở cả 03 dạng rắn (như lưu huỳnh (s), cacbon (C),…), lỏng và cả dạng khí (nhiệt độ thường).

Lưu huỳnh chính là một loại phi kim phổ biến tồn tại ở dạng rắn

Thứ hai, xét ở tính chất vật lý, phi kim hầu hết không dẫn điện (vì mang điện âm), khi có tác dụng nhiệt sẽ dễ nóng chảy,…