Triều Cường Là Gì? Định Nghĩa Triều Cường

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Thiên nhiên luôn mang lại cho con người những điều bất ngờ mà nhiều khi khoa học chưa thể lí giải hết được. Chủ đề hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn kiến thức về triều cường. Bạn có biết triều cường là gì? Triều cường có phải là hiện tượng thuỷ triều hay không? Nguyên nhân gây ra triều cường là do dâu? Triều cường có lợi hay có hại? Hãy tham khảo ngay bài viết này để bổ sung nhiều kiến thức và biết Triều cường là gì nhé.

Triều cường là gì?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng triều cường là một tên gọi khác của thuỷ triều. Thực tế là không phải vậy. Thuỷ triều là gì? Thuỷ triều là hiện tượng mực nước sông, biển lên xuống trong một chu kì thời gian dựa vào sự thay đổi của lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời,.. xuống thời điểm bất kỳ trên Trái đất.

Khi xảy ra hiện tượng thuỷ triều thường có 4 giai đoạn: nước lên, triều cường , nước xuống , triều thấp. Triều cường chính là 1 trong 4 giai đoạn đó của thuỷ triều. Triều cường là hiện tượng thuỷ triều khi mực nước dâng cao nhất (trong tháng). Khi mặt trăng – mặt trời – trái đất nằm thẳng nhau, mặt trăng mặt trời gây ra lực lên Trái Đất tạo ra triều cường.

Muốn biết nguyên nhân gây ra triều cường trước hết chúng ta cần biết nguyên nhân xảy ra thuỷ triều. Nguyên nhân xảy ra thuỷ triều chủ yếu là do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm tạo nên. Vào những thời điểm nhất định của chu kì dao động, lực hấp dẫn tác động lên trục cảm ứng một lực mạnh, xảy ra hiện tượng triều cường. Những thời điểm đó ở Việt Nam thường là những ngày 30,1 âm lịch và 15,16 âm lịch. Đây là những ngày thuỷ triều có mực nước dâng cao nhất gây ra triều cường. Những ngày này là những ngày mặt trời, mặt trăng, trái đất thẳng hàng ( có 2 trường hợp: mặt trăng ở giữa mặt trời và trái đất; trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời).

Do có lực tác động nên mức độ triều cường trong năm cũng có sự thay đổi. Mùa hè triều cường ở mức yếu nhất, mùa đông triều cường xảy ra mạnh nhất (so với những mùa khác trong năm). Hay có thể hiểu là mùa đông, mực nước dâng, ngập lớn nhất trong năm, mùa hè mực nước ngập do thuỷ triều nhẹ nhất trong năm.

Nguyên nhân gây ra triều cường có sự biến đổi từ mạnh tới yếu trong 1 năm

Học thuyết cho rằng, vạn vật đều có 2 cực âm dương để tồn tại và phát triển. Dựa trên học thuyết, về vật lí, các vật cùng cực thì đẩy nhau, trái cực thì hút nhau. Lực đẩy khi 2 cực gặp nhau giữa 2 cực âm và cực dương cũng có độ lớn khác nhau. Lực đẩy của cực dương lớn hơn lực đẩy của cực âm.

Mặt trời và mặt trăng cũng tồn tại 2 cực đó. Mùa đông, do 2 đầu cùng dương của mặt trời và mặt trăng gần nhau, nên lực đẩy lớn hơn. Lực tác động lên trái đất lớn, triều cường xảy ra mạnh nhất. Ngược lại, mùa hè 2 đầu cùng âm của mặt trăng và mặt trời gần nhau, lực đẩy nhỏ hơn, triều cường xảy ra yếu nhất. Theo chu kì quay, vật sẽ dao động từ dương – âm – dương. Nên mùa thu triều cường lớn hơn mùa xuân, do chu kì quay vào mùa thu dần dương, còn mùa xuân thì dần âm.

Ảnh hưởng của triều cường

Thuỷ triều mang lại nhiều lợi ích cho con người: ngư nghiệp, hàng hải, khoa học, công nghiệp điện,… Nhưng triều cường lại luôn là nỗi lo đối với con người. Đặc biệt là đối với người dân miền Nam, nơi có nhiều vùng đất trũng và nhiều sông nước. Ngập lụt, vỡ đê, đất nhiễm mặn,… là những gì triều cường gây ra. Hiện nay, triều cường đang có xu hướng ngập ngày càng tăng cao, đặc biệt triều cường ở TP HCM, triều cường ở Cần Thơ, các tỉnh miền Nam của nước ta. Làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, sinh hoạt, kinh tế làm ăn của con người.

Để biết các thông tin về triều cường hôm nay như thế nào để có thể có các cách chuẩn bị ứng phó, bạn hãy xem các thông tin của đài khí tượng thuỷ văn nhé.

Với những thông tin trên của Vietlearn.org, bạn đã hiểu rõ Triều cường là gì chưa? Khi nào xảy ra hiện tượng triều cường, nguyên nhân gây ra triều cường. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.