Tính chất hóa học của phi kim – Những lưu ý khi học

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Phi kim bao gồm rất nhiều chất khác nhau và có vai trò quan trọng trong đời sống. Ở môn hóa học lớp 9, các bạn sẽ bắt đầu làm quen với những chất thuộc phi kim. Đặc biệt là về những tính chất hóa học của phi kim khi tác dụng với chất khác sẽ như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa thể biết rõ về điều này, hãy cùng theo dõi bài viết của Vietlearn để chinh phục môn hóa nhé.

Khái niệm của phi kim là gì?

Trước khi đi tìm hiểu tính chất hóa học của phi kim, chúng ta hãy nắm được khái niệm của phi kim. Đây là một loại đơn chất nằm bên phải của bảng tuần hoàn hóa học và là nhóm chất không thể thiếu. Bởi xét về các thuộc tính electron, phi kim là bao gồm tất cả những nguyên tố hóa hóa học có thể nhận thêm electron. Thế nên các chất thuộc nhóm phi kim sẽ mang loại điện tích âm. Ngược lại với phi kim sẽ là nhóm kim loại với tính chất khác biệt (mất electron, điện dương).

Khi nhắc đến các nguyên tố phi kim sẽ tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn. Chẳng hạn như các loại khí thường, khí hiếm, halogen và á kim. Ví dụ như các chất sau sẽ thuộc nhóm phi kim tương ứng với các phân loại kể trên là Argon (Ar), Radon (Rn), Heli (He), Clo (Cl), Flo (F), Br (brom), Iot (I), Atatin (at), Oxi (O), Sulfua (S), Nito (N), Photpho (P), Selen (Se), Bo, Neon (Ne),…

Học khái niệm của phi kim là điều hết sức cần thiết trong môn hóa lớp 9

Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn

Các tính chất hóa học của phi kim không thể bỏ qua

Các tính chất phi kim là điều bạn không thể bỏ qua khi làm quen với nhóm nguyên tố hóa học này, Vậy xét về tính chất hóa học của phi kim bao gồm những tính chất đặc trưng quan trọng nào đây?

Thứ nhất, phi kim có tác dụng với nhóm kim loại kèm theo nhiệt độ

Trước hết, các nhóm chất phi kim có thể phản ứng sinh ra hợp chất khi có tác dụng với kim loại. Và điều kiện cốt lõi để phát sinh ra quá trình này phải có tác động của nhiệt độ. Chẳng hạn như Natri tác động với Clo đi kèm nhiệt độ sẽ sinh ra Natri clorua (loại muối ăn có màu trắng). Hoặc như Sunfua tác động với Sắt Fe có điều kiện nhiệt độ sẽ sinh ra sunfua sắt (chất rắn có màu đen). Như vậy, khi viết phương trình hóa học của tính chất này, hãy chú ý đến yếu tố nhiệt độ nhé.