Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ lớp 9

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Dãy hoạt động hóa học của kim loại có quan trọng không? Chúng có ý nghĩa quan trọng ra sao? Chúng được sắp xếp theo trình tự nào? Có cách nào nhớ nhanh và lâu dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 không? Bài viết sau của Vietlearn sẽ cho bạn câu trả lời nhé!

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 là dãy các kim loại liên tiếp được sắp xếp theo trình tự giảm dần dựa theo mức độ hoạt động của chúng. Dãy hoạt động kim loại tạo thành bởi phương pháp thực nghiệm hóa học.

Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

Dãy hoạt động này giúp ta dễ dàng dự đoán được kim loại đó tác dụng với các chất khác sẽ tạo ra kết quả gì. Tuy nhiên, ta thấy rằng những kim loại này được các nhóm như sau: Kim loại yếu, kim loại mạnh nhất, kim loại trung bình và kim loại mạnh.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ chuẩn quốc tế:

Kim loại mạnh như Kali (K), Canxi (Ca), Natri (Na) tan trong nước.

Kim loại trung bình: Nhôm (Al), Sắt (Fe), Thiếc (Sn), Magie (Mg), Kẽm (K), Niken (Ni), Chì (Pb) không tan trong nước.

Kim loại yếu: Thủy ngân (Hg), Bạch kim (Pt), Đồng (Cu), Bạc (Ag), Vàng (Au) không tan trong nước.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Ý nghĩa dãy hoạt động

Như đã giới thiệu ở trên, dãy hoạt động hóa học của kim loại được hệ thống và sắp xếp theo trình tự giảm dần dựa vào mức độ hoạt động (tức khả năng phản ứng với chất khác). Và chúng được tạo thành bởi phương pháp thực nghiệm hóa học. Từ đó ta có được một số ý nghĩa chính như sau:

Khả năng phản ứng với nước

Ý nghĩa đặc trưng nhất của dãy hoạt động này là phản ứng với nước. 5 kim loại mạnh nhất đứng đầu dãy dễ dàng phản ứng với nước trong điều kiện thường. Kim loại từ Magie (Mg) trở về sau khó phản ứng hơn, như Sắt (Fe) tác dụng với nước được nhưng phải ở điều kiện là nhiệt độ cao. Hoặc kim loại như Vàng (Au), Chì (Pb), Thiếc (Sn),… không có phản ứng với nước trong mọi điều kiện.

Sơ đồ hóa mức độ hoạt động

Kim loại phản ứng với nước kết quả tạo thành bazơ tương ứng và tạo ra khí Hidro (H2).

Ví dụ:

Phương trình hóa học Kim loại phản ứng với nước

Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn

Tác dụng với Oxi

Các kim loại mạnh phản ứng dễ dàng với oxi trong điều kiện thường. Do vậy, các kim loại này ở ngoài không khí ở dạng hợp chất.

Một số kim loại chỉ phản ứng với oxi khi có nhiệt độ cao như đồng và các kim loại trung bình. Một vài kim loại ở ngoài không khí phản ứng tạo thành hợp chất oxit và bị mất dần những tính chất ban đầu. Ví dụ như kim loại sắt ở môi trường không khí lâu sẽ tạo ra Fe2O3 làm sắt trở nên giòn và dễ gãy, hiện tượng này được gọi là gỉ sét.

Các kim loại yếu còn lại phản ứng với oxi rất khó như Bạc (Ag), Bạch kim (Pt), Vàng (Au),…

Ví dụ:

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (trong điều kiện nhiệt độ)

4Al + 3O2 → 2Al2O3 (trong điều kiện nhiệt độ)

Phản ứng với dung dịch axit

Các kim loại trung bình và kim loại mạnh phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và khí hidro (H2). Do vậy, trong thí nghiệm một số kim loại được sử dụng để điều chế ra khí hidro (H2), một số kim loại đó là Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Nhôm (Al).

Zn + 2HCl → nCl2 +H2

Các kim loại yếu không phản ứng được với axit loãng. Bên cạnh đó, một vài kim loại có thể tác dụng được với axit đặc như Đồng (Cu), Bạc (Ag). Chúng phản ứng với axit H2SO4 (đặc và nóng) hoặc axit HNO3 (đặc hay loãng) tạo thành dung dịch muối mới và khí sunfurơ hoặc khí NO hay NO2 .

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + 2H2O + SO2

Kim loại tác dụng với muối

Một ý nghĩa đặc trưng tiếp theo được tạo ra từ dãy hoạt động hóa học của kim loại chính là tác dụng với muối. Phản ứng này chỉ xảy ra khi đáp ứng được các điều kiện như sau:

Kim loại đơn chất bắt buộc phải đứng trước kim loại trong hợp chất (được xét theo vị trí trong dãy hoạt động hóa học)

Kim loại đơn chất bắt buộc nằm sau Mg trong dãy hoạt động kim loại, ví dụ như Mg, Zn, Al,…

Ví dụ: Phương trình phản ứng

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn

Hoạt động giảm dần theo chiều từ trái sang phải

Độ hoạt động kim loại hay còn được gọi là khả năng phản ứng của kim loại. Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ phản ứng giảm dần từ kim loại Liti (Li) tới kim loại Vàng (Au). Phản ứng đặc trưng nhất là tác dụng với nước.

Hoạt động giảm dần theo chiều từ trái sang phải

5 kim loại mạnh nhất đứng đầu dãy dễ dàng phản ứng với nước trong điều kiện thường. Kim loại từ Magie (Mg) trở về sau khó phản ứng hơn, như Sắt (Fe) tác dụng với nước được nhưng phải ở điều kiện là nhiệt độ cao. Hoặc kim loại như Vàng (Au), Chì (Pb), Thiếc (Sn),… không có phản ứng với nước trong mọi điều kiện.

Cách nhớ nhanh và lâu dãy hoạt động hóa học của kim loại

Cách nhớ nhanh và lâu dãy hoạt động kim loại này khá đơn giản. Lời khuyên dành cho bạn là hãy áp dụng thơ văn vào tên của các kim loại này, cách học này rất hay và dễ nhớ. Bài thơ sau đây được mọi người bình chọn là đơn giản và dễ thuộc nhất, mời bạn tham khảo:

K – khi; Na – nào; Ba – ba; Ca – cần; Mg – may; Al – áo; Zn – giáp; Fe – sắt; Ni – nhớ; Sn – sang; H – hỏi; Cu – cửa; Hg – hàng; Ag – á; Pt – phi; Au – âu.

Cách nhớ dãy hoạt động kim loại

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về dãy hoạt động hóa học của kim loại, chúng được ứng dụng trong đời sống và sản xuất như thế nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn học tập và nghiên cứu được nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công!

Tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại là gì – Hóa học lớp 9

Tính chất vật lý của Kim loại – Học tốt Hóa 9