Độ tan của một chất trong nước, công thức và cách học

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Trong chương trình Hóa học ở cấp 2, bạn sẽ được làm quen với 1 khái niệm đó chính là độ tan của một chất trong nước. Có chất sẽ bị hòa tan trong nước nhưng cũng có chất thì không. Đồng thời độ tan của các chất cũng sẽ không giống nhau. Vậy làm thế nào để xác định đó có phải là chất tan hay không và cách tính độ tan của một chất trong nước như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Khái niệm độ tan của một chất trong nước

Độ tan chính là số gam mà một chất nào đó tan trong nước và tạo ra dung dịch được bão hoà trong điều kiện nhiệt độ của môi trường bình thường.

Độ tan của một chất trong nước cũng chính là độ tan của chất đó. Điều kiện là trong 100mg dung dịch nước, mức nhiệt độ nhất định và chúng sẽ tạo ra dung dịch bão hoà khi không thể tiếp tục ta nữa.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên đó chính là không phải chất nào cũng có thể hoà tan được trong nước. Vậy làm sao để xác định được độ tan của một chất? Các nhà khoa học đã đưa ra 3 yếu tố cụ thể sau đây để giúp chúng ta có thể xác định độ tan trong nước của một chất dễ dàng. Tất cả đều đặt trong điều kiện với 100g nước.

Nếu chất đó hòa tan được >10g thì đó chính là chất tan hay còn được gọi là chất dễ tan.

Nếu chất đó bị hòa tan <1g thì đó là chất tan ít.

Nếu chất đó chỉ hòa tan được < 0,01g thì đây là chất không tan.

Độ tan và tích số tan là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tích số tan là tích được tính ra giữa số các nồng độ của những ion tự do trong dung dịch bão hòa trong một điều kiện nhiệt độ nhất định cùng với các chỉ số của ion trong phân tử.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Tính tan của các hợp chất trong nước

Sau đây sẽ là tính tan của các nhóm chất có trong nước:

Bazơ: phần lớn các bazơ đều sẽ không tan. Chỉ trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.

Axit: hầu hết các axit đều có thể tan được trong nước, trừ H2, SiO3.

Muối: Các muối nitrat đều sẽ tan trong nước.

Phần lớn các muối clorua và sunfat cũng có thể tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

Muối cacbonat phần lớn sẽ không tan trừ Na2CO3, K2CO3.

Công thức độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất trong nước như sau:

S = (Mct/Mdm)x100

Trong đó:

Mct là khối lượng chất tan

Mdm là khối lượng dung môi

S là độ tan

Độ tan của 1 chất càng lớn thì chất đó càng dễ bị tan trong 100mg dung dịch nước và ngược lại. Dựa vào công thức phía trên, chúng ta có thể đưa ra được mối liên hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ % của một dung dịch bão hoà. Công thức cụ thể như sau:

C = (100S/(100+S))

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ tan một của chất trong nước

Độ tan một của chất trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản sau đây:

Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn: Khi nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất rắn cũng sẽ tăng theo và ngược lại.

Sự ảnh hưởng của chất khí với nhiệt độ và áp suất trong độ tan: Khi nhiệt độ và áp suất cao thì chất khí rất ít có khả năng tan và ngược lại.

Độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Một số dạng bài tập về độ tan

Sau đây sẽ là một vài dạng bài tập liên quan đến độ tan một của chất trong nước cũng như phương pháp giải.

Dạng 1: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần thiết cho thêm vào dung dịch

Đối với dạng bài tập này, chúng ta có phương pháp giải như sau:

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính:

(m_{ddtt} = m_{tt} + m_{ddbd})

Trong đó:

(m_{ddtt}) là khối lượng dung dịch tạo thành

m_{tt} là khối lượng tinh thể

(m_{ddbd}) là khối lượng dung dịch ban đầu

Sau khi đã ra kết quả tiếp tục áp dụng theo công thức tính khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành:

(m = m_{ctcttt} + m_{ctctddbd})

Trong đó:

(m_{ctcttt}) là khối lượng chất tan có trong tinh thể

(m_{ctctddbd}) là chất tan có trong dung dịch ban đầu.

Dạng 2: Tính lượng chất tan cần tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ

Phương pháp giải của dạng bài tập này như sau:

Bước 1: Tính khối lượng của dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ (t_{1})

Bước 2: Đặt a (g) là khối lượng chất tan A tìm sau khi thay đổi nhiệt độ.

Bước 3: Tính lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa khi ở (t_{2})

Bước 4: Áp dụng công thức tính độ tan hay C% trong dung dịch bão hòa để tìm ẩn a.

Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn

Một vài bài tập củng cố

Bài 1. Hãy chọn câu trả lời đúng

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch

Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D.Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Đáp án : D đúng.

Bài 2. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước

Đều tăng

Đều giảm

Phần lớn là tăng

Phần lớn là giảm

Không tăng và cũng không giảm.

Đáp án : C đúng

Bài 3. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

Đều tăng

Đều giảm

Có thể tăng và có thể giảm

Không tăng và cũng không giảm.

Đáp án : A đúng

Bài 4. Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.

Đáp án:

Từ điểm nhiệt độ 10oC và 60oC ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng), tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:

  • Độ tan NaNO3: ở 10oC là 80 g, ở 60oC là 130 g
  • Độ tan KBr: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 95 g
  • Độ tan KNO3: ở 10oC là 20 g, ở 60oC là 110 g
  • Độ tan NH4Cl: ở 10oC là 30 g, ở 60oC là 70 g
  • Độ tan NaCl: ở 10oC là 35 g, ở 60oC là 38 g
  • Độ tan Na2SO4: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 45 g

Trên đây là khái niệm về độ tan một của chất trong nước cũng như công thức tính và cách giải. Hy vọng đã có thể giúp bạn thật hiệu quả trong học tập môn Hóa học.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ lớp 9

Tính chất hóa học của phi kim – Nh