Đồng và hợp chất của đồng – Chinh phục hóa học!

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Trong cuộc sống chúng ta, tính chất của đồng và hợp kim của đồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Hôm nay, Vietlearn sẽ gửi đến các bạn một số kiến kiến thức về đồng và hợp chất của đồng cũng như tính chất của nó trong bài viết dưới đây. Những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể tiếp thu một cách nhanh chóng hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đồng và hợp chất của đồng

Định nghĩa

Đồng là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và có kí hiệu là Cu, số nguyên tử bằng 29. Tính chất của đồng rất dẻo dai và có độ dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nên được sử dụng làm chất dẫn điện và nhiệt, sản xuất vật liệu xây dựng, và là thành phần của một số hợp kim của các kim loại khác.

Khối lượng nguyên tử: 64 g/mol

Đồng vị: 63Cu, 64Cu, 65Cu.

Độ âm điện: 1,9

Xem thêm sơ lượng về Niken kẽm chì thiếc

Tính chất vật lý của đồng

Tính chất của đồng là kim loại có màu đỏ, dễ kéo sợi và làm mỏng. Độ dẫn nhiệt và diện rất tốt chỉ kém sau bạc.

D = 8,98g/cm3; tonc= 1083oC

Để nhận biết thì đông đơn chất có màu đỏ, tính chất hợp kim đồng khi ở trạng thái dung dịch sẽ có màu xanh đặc trưng.

Hòa tan Cu vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thu được dung dịch có màu xanh lam, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí (NO).

 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tính chất hóa học của đồng

Đồng là một kim loại có tính khử yếu và kém hoạt động.

Tác dụng với phi kim

Cu phản ứng mạnh với oxi, khi được đun nóng tạo ra CuO, đây là lớp bảo vệ giúp Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

               2Cu + O2  → CuO

Khi tiếp tục đun nóng tới nhiệt độ cao nhất định, khoảng 800 – 1000oC

               CuO  +  Cu  → Cu2O  (đỏ)

Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S…

               Cu  +  Cl2  →  CuCl2

               Cu  +  S  → CuS

Kim loại đồng có tính khử rất yếu

Tác dụng với axit

Khi cho Cu vào dung dịch HCl, H2SO4 loãng chúng sẽ không xảy ra phản ứng hóa học.

Khi có oxi, đồng tác dụng với dung dịch HCl, tại nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

         2Cu  +  4HCl + O2  → 2CuCl2  +  2 H2O

Tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc :

         Cu + 2H2SO4 đ  → CuSO4  +  SO2 +  H2O

         Cu  +  4HNO3 đ  → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

         3Cu   + 8HNO3  loãng →  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Khi oxit đồng tác dụng với dung dịch muối, chúng sẽ khử được ion kim loại đứng sau nó trong hỗn hợp dung dịch muối đó.

          Cu  +  2AgNO3 →   Cu(NO3)2 + 2Ag

          Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Chú ý với muối nitrat trong môi trường axit:

          3Cu + 8H++ 2NO3– → 3Cu2++2NO + 4H2O

Xem thêm tính chất hóa học của Crom

Đồng và hợp chất của đồng được ứng dụng như thế nào?

Chúng được chế tạo thành vật liệu để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày

Dựa vào tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt của đồng và hợp chất của đồng mà chúng sẽ được ứng dụng cho các ngành nghề khác nhau:

Đồng thau : Hợp kim kết hợp giữa Cu – Zn, có tính cứng và bền hơn Cu được dùng chế tạo chi tiết máy móc trong sản xuất.

Đồng bạch : Hợp kim kết hợp giữa Cu – Ni, có tính bền đẹp, khả năng không bị ăn mòn trong nước biển nên được dùng trong công nghiệp đóng tàu thủy.

Đồng thanh : Hợp kim kết hợp giữa Cu – Sn, dùng chế tạo máy móc, thiết bị.

Hợp kim kết hợp giữa Cu – Au được dùng để trang trí.

Hợp chất của đồng

Hai hợp chất của đồng các bạn cần nằm lòng bao gồm: Đồng(II) hiđroxit và Đồng (II) oxit. Tính chất hợp kim của đồng cụ thể như sau:

Đồng(II) hiđroxit: Cu(OH)2

Về tính chất vật lý, Cu(OH)2 là chất rắn, có màu xanh lơ và không tan trong nước, có thể nhận biết bằng cách mang tác dụng với HCL tạo ra dung dịch có màu xanh lam.

Về tính chất hóa học, Cu(OH)2 có đầy đủ các tính chất của đồng như:

Tác dụng với axit: Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân: Cu(OH)2 → CuO + HO

Hòa tan trong dung dịch amoniac: Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–

Hòa tan trong ancol đa chức:

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Tác dụng với andehit: 2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO → HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Có xảy ra phản ứng màu biure khi tác dụng với các peptit trong môi trường kiềm.

Đồng (II) oxit: CuO

Về tính chất vật lý, CuO tồn tại trong tự nhiên ở dạng bột và có màu đen.

Về tính chất hóa học, CuO có thể phản ứng với các chất như:

Tác dụng với axit: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Tác dụng với oxit axit: 3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2

Tác dụng với chất khử: H2 + CuO → Cu + H2O

Một số dạng bài tập về đồng và hợp chất của đồng

Một số câu hỏi bài tập về đồng và hợp chất của đồng

Bài 1: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

0,672 lít. B. 0,336 lít.

0,747 lít. D. 1,792 lít.

Bài 2: Cho các mô tả sau:

(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2

(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag

(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3

(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2

(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)

(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S

Số mô tả đúng là:

A. 1. B. 2.

C. 3 . D. 4.

Bài 3: Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?

Lời kết

Trên đây là một số kiến thức trọng tâm về đồng và hợp chất của đồng mà Vietlearn muốn gửi đến cho các bạn học sinh. Với hy vọng giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức về nguyên tố này. Nếu các bạn còn muốn tìm hiểu thêm các hợp chất khác thì hay truy cập ngay vào website: Vietlearn.org/ của chúng tôi để tìm hiểu nhé!

Xem thêm các bài viết có cùng chủ đề:

Tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại là gì – Hóa học lớp 9

Nồng độ dung dịch là gì hóa 8 – Những lưu ý khi học