Khi chớp mắt, thế giới ngừng trôi?
Thực tế là khi chớp mắt, con người bị tách ra khỏi thế giới xung quanh trong khoảnh khắc. Song hiếm khi ta nhận thức được điều này bởi vì những phẩn não điều khiển thị giác của chúng ta khi đó tạm thời bị “đóng”. “Con người sẽ nhận ra ngay lập tức khi thế giới xung quanh đột nhiên tối om, đặc biệt là khi nó chỉ xảy ra trong vài giây. Song đối với cái chớp mắt thì rất hiếm khi nhận ra, mặc dù cử động này cũng làm giảm cường độ ánh sáng tương đương tới mắt”, tiến sĩ Davina Bristow, Đại học College London(Anh) cho biết. Có thể vì việc chớp mắt làm cho “cái nhìn vào thế giới bị gián đoạn”.
Thông thường, một cái chớp mắt kéo dài từ 100 tới 150 milli giây và con người thường chớp từ 10 tới 15 lẩn trong một phút để làm ẩm và cung cấp oxi cho giác mạc. Trong thời gian chớp mắt, thị giác sẽ không ghi hình và sẽ không thu nhận ánh sáng, khi đó mọi thứ trong giây lát đi vào bóng tối.
Bristow và các cộng sự đã phát hiện ra vì sao con người hiếm khi nhận thức được những “khoảnh khắc tắt đèn” đó. Nhóm đã sử dụng một thiết bị chuyên dụng để đánh giá ảnh hưởng của cử động chớp mắt lên bộ não. Thiết bị này gồm các đèn phát quang, được đặt vào miệng của một số người tình nguyện. Trong khi đó, họ phải đeo kính bảo hộ chống chói mắt và nằm trong một máy quét cộng hưởng từ (FMRI).
Ánh sáng từ đèn quanh chiều lên võng mạc và nó không thay đổi kể cả khi đối tượng chớp mắt.
Quan sát qua máy chụp não cho thấy, cử động chớp mắt đã kìm nén hoạt động của vỏ não thị giác và những vùng ở đỉnh đẩu và trước trán. Đây là những phẩn não thường được kích hoạt khi con người dùng mắt để nhận biết sự kiện hoặc vật thể ở thế giới bên ngoài. “Trong khoảnh khắc chớp mắt, những vùng não liên quan đến thị giác bị vô hiệu hoá, đây có thể chính là cơ chế thẩn kinh ngăn cản bộ não nhận thức rằng mí mắt đã bao trùm đồng tử trong thời gian chớp mắt và rằng thế giới bên ngoài đã tối om”, Bristowkết luận.