Khi trẻ bị lao hạch
“Con tôi 7 tuổi, trước đây được chẩn đoán là lao hạch cổ; một bác sĩ chuyên khoa lao bảo phải mổ lấy hạch, nhưng cháu sợ quá không cho mổ. Bác sĩ này không cho thuốc men gì, chỉ dặn là nếu hạch bị mưng mủ thì đem cháu trở lại mổ. Một tháng sau, tôi cho cháu tới trạm chống lao của tỉnh, được trạm cho uống thuốc đến nay. Hiện giờ hạch không phát triển nhưng vẫn còn, và trạm đã cho ngừng thuốc. Vừa qua, tôi cho cháu khám nhi khoa thì bác sĩ bảo là cháu bị sơ nhiễm lao. Xin cho biết sơ nhiễm lao có lây không, hạch lao của cháu có phải mổ không?”.
Lao hạch ở trẻ em được điều trị bằng thuốc chống lao chứ không phải bằng phẫu thuật; việc chỉ định mổ cháu như vậy là vội vàng và không cần thiết. Đáng lẽ phải cho cháu dùng ngay thuốc chữa lao hạch (theo phác đồ của ngành y tế) chứ không phải cứ mặc cho hạch hóa mủ rồi đưa trở lại để mổ! Vả chăng, vết mổ nơi một hạch lao đã hóa mủ thường có nguy cơ khó liền miệng do bị rò.
Việc chữa trị của trạm chống lao như vậy là tốt, nhưng hạch không mất hẳn do không được chữa sớm, và rất có thể do cháu bị thêm sơ nhiễm lao (ở phổi); khi ở phổi chưa hết sơ nhiễm lao thì hạch ở cổ chưa thể trở lại bình thường.
Do đó, bạn nên ch: – Chụp lại hai phổi (phim phải thật chuẩn) để bác sĩ nhi khoa hay chuyên khoa lao căn cứ vào đó mà xác định bệnh. Nếu sơ nhiễm lao thì trên phim sẽ thấy hình ảnh một quả tạ gồm hai hình cầu ở hai đầu; đầu ngoài là vùng phản ứng của tổ chức phổi, đầu trong là bản thân một cái hạch ở trong ngực bị sưng. – Kiểm tra lại phản ứng lao để bổ sung vào chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.
Nếu đúng là có sơ nhiễm lao, phải cho cháu chữa trị kiên trì theo đơn bác sĩ để tránh hậu họa ở phổi, và để hạch ở cổ nhỏ dần.
Bên cạnh thuốc men, cần cung cấp chất bổ dưỡng, chủ yếu là đạm (thịt cá, tôm cua, đậu tương…), các vitamin và chất khoáng (có nhiều trong hoa quảquả rau xanh). Gia đình bạn cứ yên tâm vì sơ nhiễm lao không lây. Cứ để cháu sinh hoạt bình thường, tránh gây mặc cảm không đúng và bất lợi cho cháu.