Phản ứng oxi hóa khử là gì? – Học tốt hóa 10

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Trong bài viết hôm nay, Vietlearn sẽ giúp các em hiểu một cách cụ thể nhất về phản ứng oxi hóa khử là gì cũng như giải các bài tập có trong bài phản ứng oxi hóa khử lớp 10. Mong rằng tài liệu này có thể giúp cho các em củng cố thêm kiến thức cũng như học tốt hơn môn học này.

Phản ứng oxi hóa khử là gì?

Phản ứng oxi hóa khử là gì?

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà ở đó có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là phản ứng hóa học khiến cho một số nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

Tham gia vào phản ứng này gồm có:

Chất khử: là chất bị oxy hóa và nhường electron.

Chất oxy hóa: là chất có khả năng oxy hóa các chất khác.

Quá trình oxy hóa (sự oxy hóa) là quá trình nhường electron.

Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Ví dụ:

Đối với phương trình trên: Fe0 → Fe2++ 2e

Nguyên tử sắt chính là chất khử. Quá trình làm tăng số oxi hóa của sắt sẽ được gọi là sự oxi hóa của nguyên tử sắt.

Số oxi hóa của đồng sẽ giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng cũng chính là chất oxi hóa. Kết quả của việc làm giảm số oxi hóa của ion đồng chính là sự khử ion đồng.

Ion đồng nhận thêm electron nên là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng sẽ được gọi là sự khử ion đồng.

Như vậy: Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat là phản ứng oxi hóa – khử bởi vì tồn tại đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử.

Xem thêm bài viết: Nhóm halogen – Khám phá thông tin chi tiết nhất cùng Vietlearn

Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

Sau khi đã tìm hiểu phản ứng oxi hóa khử là gì cũng như nguyên lý hoạt động của phản ứng, chúng ta có các bước để lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử như sau:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của tùng nguyên tố. Như vậy bạn sẽ tìm được chất oxi hoá và chất khử của phương trình.

Bước 2: Tiến hành viết phương trình sau đó cân bằng.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp của chất oxy hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho đi sẽ bằng với tổng số electron nhận.

Bước 4: Cuối cùng là đặt hệ số của các chất oxy hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Từ đó chúng ta sẽ tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra xem đã có sự cân bằng giữa nguyên tử của các nguyên tố cũng như và cân bằng điện tích hai vế chưa.

Các phản ứng oxi hóa khử

Các loại phản ứng oxi hóa khử là gì? Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau đó là:

Phản ứng oxi hóa – khử thông thường: Tức là chất khử và chất oxi hóa sẽ tồn tại ở 2 phân tử chất khác nhau.

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng mà chất khử và chất oxi hóa sẽ thuộc cùng 1 phân tử nhưng ở 2 nguyên tử khác nhau. Thường gặp ở các phản ứng nhiệt phân.

AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2

Phản ứng tự oxi hóa – khử: Trong phản ứng này, chất khử cũng đồng thời là chất oxi hóa.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

4KClO3 → 3KClO4 + KCl

Phản ứng oxi hóa khử trong quá trình quang hợp

Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử là gì?

Phản ứng oxi hóa khử là quá trình quan trọng của thiên nhiên. Chúng tồn tại ở các dạng như: quá trình trao đổi chất, sự hô hấp của con người, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi.

Ngoài ra, phản ứng này cũng xảy ra ở sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, quá trình điện phân, phản ứng trong pin và trong acquy…

Quá trình sản xuất ví dụ như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học… cũng đều có sự xuất hiện của phản ứng oxi hóa khử.

Phản ứng oxi hóa khử bài tập

Bài 1 trang 113 SGK hóa 8

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Lời giải:

Các câu đúng: B, C, E.

Các câu sai: A, D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử.

Bài 2 trang 113 SGK hóa 8

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a) Đốt than trong lò: C + O2→CO

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim: Fe2O3 + 3CO→2Fe + 3CO2

c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2

d) sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O → 2Fe2O3.

Lời giải:

Các phản ứng oxi hóa – khử là: a, b, d.

Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Phản ứng oxi hóa khử là phần kiến thức quan trọng của lớp 10

Học hóa có rất nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá hết. Trong đó, những kiến thức về phản ứng oxi hóa khử vô cùng phong phú với tính ứng dụng rất cao. Để tìm hiểu rõ hơn về phản ứng oxi hóa khử là gì và các kiến thức liên quan khác, các em có thể truy cập vào địa chỉ: Vietlearn.org/.

Xem thêm các bải viết khác:

Tính chất hóa học của Oxi hóa 8 – lưu ý quan trọng khi học

Phản ứng Oxi hóa – khử lớp 8 – Các dạng bài tập hay gặp

Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học – Top