Platinum là gì, giá trị và cách phân biệt bạch kim với kim loại quý
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Platinum là gì? Đây là một trong những kim loại quý, được sử dụng chủ yếu để làm đồ trang sức hay là bộ chuyển đổi xúc tác, chất dẫn điện, máy trợ tim. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu và giải thích được khái niệm platinum là gì và hay nhầm lẫn chúng là vàng trắng. Để có những thông tin hữu ích nhất, quý khách hàng hãy theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.
Platinum còn có tên gọi khác là bạch kim. Vậy bạch kim là gì? Đây là một trong những nguyên tố quý hiếm có trong lớp vỏ Trái Đất, với mật độ phân bố trung bình 0.005mg/kg. Nó có màu xám trắng, đặc dẻo, sáng bóng và dễ uốn ở dạng tinh khiết. Ngoài ra, platinum có thể dễ tạo hình, kéo dẫn thành sợi và không gây ra các phản ứng nghĩa là chúng không bị oxy hóa và ảnh hưởng bởi axit.
Platinum còn là một trong những kim loại chuyển tiếp gồm có vàng, bạc, titan và đồng. Cấu trúc nguyên tử của những kim loại này dễ dàng liên kết với các nguyên tử khác. Theo Chemicool, bạch kim là nguyên tố nặng nhất, 21,45 g/cm3, nhẹ hơn 21 lần so với nguyên tử khối của nước và 6 lần với nguyên tử khối kim cương. Chính vì thế, bạch kim luôn quý hiếm và đắt đỏ.
Vàng là gì ?
Vàng là kim loại quý hiếm, có màu vàng sẫm với ánh đỏ có tên gọi la tinh là Aurum và ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học là Au. Vàng nguyên chất là một kim loại tương đối mềm, dễ dàng dát mỏng, kéo dài và dẫn điện, nhiệt cực tốt. Tuy nhiên với giá thành cao nên chúng thường được sử dụng làm vật trang sức. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vàng khác nhau như vàng trắng, vàng 10k, vàng 14k và vàng 24k (vàng ta).
Tính chất chung của Số nguyên tử (số proton trong hạt nhân): 78
Ký hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: Pt
Khối lượng nguyên tử (khối lượng trung bình của nguyên tử): 195,1
Mật độ: 21,45 g/cm3
Trạng thái vật chất của platinum: chất rắn
Nhiệt độ nóng chảy của platinum: 3215,1o F (1768,4o C)
Nhiệt độ sôi: 6917 F (3825 C)
Số đồng vị tự nhiên (các nguyên tử có cùng nguyên tố và khác số nơtron): 6. Ngoài ra còn có thêm 37 đồng vị nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Đồng vị phổ biến nhất hiện nay: Pt-195 (33,83% số lượng tự nhiên), Pt-194 (32,97% số lượng tự nhiên), Pt-196 (25,24% số lượng tự nhiên), Pt-198 (7,16% số lượng tự nhiên), PT 192 (0.78% số lượng tự nhiên), Pt-190 (0.01% số lượng tự nhiên)
Bạch kim giá bao nhiêu?
Các câu hỏi về giá bạch kim chúng tôi nhận được rất nhiều từ quý khách hàng trong thời gian qua. Mức giá bán của bạch kim không hề cố định, chúng có sự thay đổi dựa theo các yếu tố như thời gian, đơn vị mua hàng hay số lượng bạch kim mà bạn mua.
Giá của bạch kim thường cao hơn vàng trắng rất nhiều, trung bình gấp 2 lần. Tuy nhiên, tháng 2/2020 giá bán của bạch kim tụt dốc thảm hại từ từ 1019,69 US$/OZ xuống mức 874.9 US$/OZ do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của virus Covit 19 ở các quốc gia Châu Âu. Thế nhưng khi so sánh với các mẫu đá quý khác thì giá của bạch kim vẫn cao hơn rất nhiều.
Bạch kim cũng tương tự như vàng, chúng được bán dựa trên đơn vị là lượng, chỉ, cây và nhỏ hơn là phân và ly. Vậy giá bạch kim bao nhiêu 1 gam? 1 chỉ sẽ tương đương với 3.75 gam; 1 gram bạch kim tương đương với 0.27 chỉ. Giá platinum hiện nay là 36,54 triệu/lượng => 1 gam bạch kim sẽ tương đương với 263.000 đồng.
Cách phân biệt, nhận biết bạch kim, vàng trắng và bạc
Để giúp người dùng dễ dàng nhận biết và phân biệt vàng trắng, bạch kim, bạc thì hãy theo dõi thông tin chi tiết dưới đây, cụ thể
Màu sắc
Bạch kim là kim loại quý hiếm, sở hữu vẻ ngoài lấp lánh, có tính ánh kim tự nhiên và không cần sử dụng bất kỳ kim loại hay sử dụng chất đánh bóng nào. Theo thời gian sử dụng bạch kim cũng không hề bị đổi màu sắc.
Màu trắng của vàng trắng là trắng ngà, không tự nhiên, chúng được phủ một lớp Rhodium để làm tăng độ bóng. Sau khi sử dụng, tiếp xúc với nước thường xuyên chúng bị may màu và không sáng bóng như vậy nữa. Bạc cũng tương tự như vàng trắng.
Tính chất hóa học
Bạch kim có độ bền cao hơn so với vàng trắng và bạc. Chúng là kim loại quý không oxy hóa và không thể tan trong axit. Đặc biệt, có khả năng chống mài mòn cao, khoảng nhiệt độ cao nhất của bạch kim có thể chịu được vào khoảng 1800 độ C
Vàng trắng và bạc có sự kết hợp từ các kim loại khác nên chúng không bị oxy hóa và tan trong axit. Tuy nhiên, độ cứng và khả năng mài mòn thì vẫn kém hơn nhiều so với bạch kim. Rất dễ bị biến dạng khi tác động lực mạnh.
Khả năng chế tác trang sức
Sự đa dạng của trang sức bạch kim rất ít bởi chúng khó chế tác hơn so với vàng trắng và bạc. Để chế tác ra sản phẩm từ như nhẫn, khuyên, dây chuyền bạch kim thì đòi hỏi người thợ phải lành nghề, am hiểu về bạch kim thì mới có thể thực hiện được. Cùng với đó là sự khéo léo, tốn nhiều thời gian thì mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao giá nhẫn, lắc bạch kim luôn đắt.
Ngược lại, vàng trắng và bạc thì có khả năng tạo ra trang sức dễ dàng hơn bởi chúng rất mềm. Để tạo độ cứng khi chế tác người thợ hay sử dụng các hợp chất khác. Vì thế, giá của vàng trắng và bạc rẻ hơn so với platinum.
Hướng dẫn cách làm sáng bạch kim
Có nhiều cách để làm sáng bạch kim, dưới đây là cách phổ biến được nhiều người áp dụng đó là:
Pha nước ấm, amoniac và bột giặt theo tỷ lệ 50/50.
Cho các món nữ trang bạch kim vào dung dịch đó rồi ngâm từ 15-20 phút
Tiếp đến, lấy món trang sức khỏi dung dịch, dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ
Nhúng món trang sức vào dung dịch thêm một vài lần nữa, rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
Cuối cùng bạn để trang sức lên mảnh vải khô có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô chúng hoặc lau nhẹ với khăn.
Ngoài việc vệ sinh thì quá trình bảo quản cũng giữ vai trò quan trọng. Nếu như bạn không sử dụng các sản phẩm dòng bạch kim thì có thể bảo quản theo gợi ý sau đây:
Để các sản phẩm trang sức bạch kim ở riêng, không nên để chung với bạc, vàng trắng hay vàng ta.
Nên cất nữ trang trong các hộp có miếng lót.
Hạn chế tiếp xúc với nước, hóa chất; đồng thời thường xuyên lau rửa, vệ sinh.
Với các nữ trang đính đá trước và sau khi vệ sinh chúng bạn cần phải kiểm tra xem chúng có mất đi hạt nào không.
Tuyệt đối không nên cho trang sức đính đá vào dung dịch amoniac bởi không biết chắc chúng có chịu được dung dịch này không.
Với các thông tin trong bài viết “Platinum là gì, giá trị và cách phân biệt bạch kim với kim loại quý”, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến cho bài viết, quý khách hàng hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp bạn nhanh chóng và miễn phí.