Than hoạt tính là gì, các ứng dụng của than hoạt tính
Micro pore có kích thước bé hơn 2nm
Meso pore có kích thước từ 2-50nm
Macro pore có kích thước 50nm trở lên
Diện tích bề mặt riêng cho biết khả năng hấp thụ của than hoạt tính, chúng được đo bằng đơn vị m2/g.
Chỉ số iot
Chỉ số iot được tính bằng khối lượng iot có thể được hấp thụ bởi một đơn vị đo khối lượng của than đó là mg/g, dao động trong khoảng 500-1200mg/g
Độ cứng
Là khả năng chống chịu, sự mài mòn của than hoạt tính trước các tác động vật lý như dòng chảy lỏng, khí hay áp suất. Độ cứng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào trong quá trình hoạt hóa.
Phân bố kích thước hạt
Kích thước càng lớn thì quá trình hấp thụ diễn ra càng chậm, khả năng tiếp cận càng dễ và ngược lại.
Các loại than hoạt tính phổ biến trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại than hoạt tính, nhưng phổ biến và sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay đó chính là:
Than hoạt tính dạng hạt: Là loại có kích thước lớn, được dùng trong quá trình xử lý nước vì khả năng cố định cao, ít bị rửa trôi.
Than hoạt tính dạng bột: Chúng ở dạng bột mịn, dùng để xử lý hóa chất tổng hợp và những sự cố trong quá trình rò rỉ hóa chất.
Than hoạt tính dạng viên: Có dạng hình khối hoặc hình trụ, dùng trong các bể lọc nước sinh hoạt.
Than hoạt tính dạng tấm: Được tạo ra từ các khung hình, các miếng mút được tẩm bột than, sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực khử mùi.
Cuối cùng là than hoạt tính dạng ống.
Phân loại than hoạt tính
Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau mà than hoạt tính được chia ra thành các loại sau đây:
Theo công dụng gồm có:
Loại lọc khí ( Khử mùi)
Loại lọc nước gia đình, nước tính khiết
Loại xử lý nước thải công nghiệp
Theo xuất xứ được chia thành:
Than hoạt tính gáo dừa Việt Nam
Than Anthracite hoạt tính – Than Antraxit – Việt Nam
Than hoạt tính Norit – Đài Loan
Than hoạt tính Jacobi – Thụy Điển
Than hoạt tính Cagol – Mỹ
Theo hình dạng gồm có
Than hoạt tính dạng hạt
Than hoạt tính dạng bột
Than hoạt tính có dạng viên nén ( hình trụ )
Hướng dẫn cách làm than hoạt tính
Gáo dừa là nguyên liệu chính, gáo dừa được đốt ở nhiệt độ 800-900 độ C dưới tác nhân hoạt hóa là hơi nước bên trong lò quay có cánh đảo. Cánh đảo này sẽ múc than và đổi than trực tiếp xuống liên tục. Khả năng tiếp xúc với hơi nước cũng kéo dài theo đường đi của than ở trong lò.