Thế nào là vật liệu thông minh?

Các sinh vật trong giới tự nhiên đều có công năng tự biến đổi, tu sửa để hồi phục. Ví dụ với con người thì cho dù có rách da chảy máu, gãy xương thì sau một thời gian cơ thể sẽ tự thích nghi và lành lặn trở lại. Các loại động thực vật cũng có công năng tự thay đổi hồi phục như vậy. Giun đất, thạch sùng, hải sâm… đều có công năng như vậy. Thế nhưng với các vật liệu không có sự sống như cốt thép, chất dẻo… là những vật liệu không sống vì không có “tri giác”, “cảm giác” nên không có công năng tự thích nghi hồi phục. Khi các vật liệu này bị hư hỏng sẽ xảy ra sự cố gây nhiều tổn thất về người và của. Các nhà khoa học đã từng có ý nghĩ, nếu khi chế tạo máy bay, tàu thuyền, xây dựng cầu cống, lâu đài có thể đưa vào các công trình đó các linh kiện biến các vật liệu vô tri thành có “cảm giác”, có “phản ứng” không? Liệu có thể đưa vào vật liệu một thành phần đặc biệt, ví dụ ở một cây cầu lớn phát sinh trở ngại, sự cố có thể phát ra các cảnh báo cần thiết, hoặc có thể khiến cho tàu thuyền khi có hư hại thì sẽ tự động thay đổi để tự hồi phục?

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo một số vật liệu có công năng “phát hiện sự cố” và “tự hồi phục”. Đó chính là vật liệu thông minh.