Tìm hiểu muối nitrat là gì với phương pháp học hiệu quả

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Muối nitrat không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với những người từng tìm hiểu về hóa học. Đây là một trong những loại muối xuất hiện nhiều không chỉ trên sách vở mà còn ở cả thực tế. Tại chuyên mục lần này, Vietlearn sẽ cùng các bạn đi giải đáp các thắc mắc liên quan tới chủ đề muối nitrat là gì, muối nitrat có màu gì,… cùng tất cả những câu hỏi tương tự.

Muối nitrat là gì?

Muối nitrat được cấu tạo bởi các ion kim loại dương cùng ion nitrat NO3–. Thông thường, nó được hình thành nhờ các phản ứng của axit nitric HNO3 với các kim loại khác nhau. Bên cạnh kim loại, nó cũng có thể tạo bởi các ion dương khác như NH4+.

Muối nitrat là gì – một số dạng muối nitrat phổ biến nhất

Như vậy, bạn đã nắm được muối nitrat là gì. Thực tế, mỗi loại muối nitrat khác nhau lại sở hữu những tính chất vật lý và tính chất hóa học có phần khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn về số dạng muối nitrat phổ biến sau đây.

Muối Natri Nitrat là gì?

Natri nitrat là một trong những loại muối nitrat phổ biến hàng đầu. Công thức hóa học của nó là NaNO3. Loại muối này sở hữu một vài tính chất vật lý cụ thể như sau:

Công thức phân tử: NaNO3

Khối lượng riêng: 2.257 g/cm3.

Tồn tại ở dạng bột trắng hay tinh thể. Không có màu nhưng có vị hơi ngọt.

Nhiệt độ nóng chảy là 308 độ C. Nhiệt đội sôi là 380 độ C.

Tan tốt trong nước và amoniac dạng lỏng. Có tan ít trong các dung dịch cồn và dễ bị phân hủy.

Tính chất hóa học:

Khả năng hấp thụ nhiệt tốt nên dễ bị phân hủy ở nhiêt độ cao. Sản phẩm tạo ra là natri nitrit và oxy.

Tác dụng với một số axit khác nhau. Sản phẩm cho ra là muối mới với axit mới nếu là phản ứng trao đổi. Ở các phản ứng oxi hóa khử thì sản phẩm có tạo khí và nước.

Xem thêm Axit nitric – Khái niệm, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng

Muối Kali Nitrat là gì?

Một trong những muối nitrat khác cũng rất phổ biến chính là Kali nitrat. Với công thức hóa học là KNO3, muối nitrat cũng sở hữu những tính chất vật lý và hóa học riêng biệt.

Tính chất vật lý:

Công thức phân tử: KNO3

Tồn tại ở dạng rắn có màu trắng và không mùi.

Tan nhiều trong nước. Khả năng hòa tan tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ nước. Ít tan trong các dung dịch chứa cồn như ethanol. Có thể tan trong glycerol và amoni.

Nhiệt độ nóng chảy là 334 độ C và nhiệt độ sôi là 400 độ C.

Tính chất hóa học:

Phân hủy tạo ra oxy

Tham gia các phản ứng oxi hóa khử

S + 2KNO3 + 3C → K2S + N2 + 3CO2

Tác dụng với muối khác trong môi trường axit:

6FeSO4 + 2KNO3 (đậm đặc) + 4H2SO4 → K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O

Phản ứng hóa học muối nitrat là gì

Muối amoni nitrat là gì?

Muối Amoni nitrat là sự kết hợp của NH3 với axit nitric HNO3. Nó bao gồm các tính chất vật lý như sau:

Công thức hóa học: NH4NO3

Amoni nitrat có thể tồn tại ở dưới dạng tinh thể trong suốt không màu. Tuy nhiên, nó cũng có thể tồn tại ở dạng chất bột màu trắng nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng và áp suất tiêu chuẩn.

Hòa tan tốt trong nước do dễ dàng hấp thụ độ ẩm. Đồng thời amoni nitrat cũng hấp thụ nhiệt khá tốt do đó nó dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Tính chất hóa học:

Có phản ứng nhiệt phân. Tùy vào từng nhiệt độ mà cho ra các sản phẩm cũng khác nhau.

NH4NO3 → NH3 + HNO3 : nhiệt độ 110 độ C

NH4NO3 → N2O + 2H2O: nhiệt độ 185 – 200 độ C

2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O: nhiệt độ 230 độ C

4NH4NO3 → 3N2 + 2NO2 + 8H2O: nhiệt độ 400 độ C

Muối Canxi Nitrat là gì?

Tính chất vật lý:

Công thức hóa học: Ca(NO3)2

Hợp chất vô cơ không màu hút ẩm từ không khí và thường thấy ở dạng ngậm 3 phân tử nước.

Nhiệt độ nóng chảy là 561 độ C ở dạng khan và 42.7 ở dạng ngậm 4 nước. Ở dạng khan tự phân hủy, ở dạng ngậm 4 nước nhiệt đội sôi là 132 độ C.

Hòa tan trong amoniac nhưng không hòa tan trong axit nitric. Hòa tan tốt trong ethanol hơn metanol.

Tính chất hóa học:

Có phản ứng phân hủy. Sản phẩm tạo thành là Canxi nitrit và oxy.

Có tính oxi hóa khá mạnh khi tác dụng với các phi kim. Điển hình là: S, P,…

TÌm hiểu về Photpho nguyên tử khối

Ứng dụng của Muối nitrat là gì?

Muối nitrat có không ít các ứng dụng vào thực tế. Đương nhiên, mỗi loại muối khác nhau lại đem về các tính chất và ứng dụng riêng.

Muối natri nitrat: được sử dụng làm phân bón và trong chế tạo thuốc súng. Dùng để sản xuất axit quan trọng là axit nitric. Sử dụng chung với muối kali nitrat để làm chất bảo quản. Dùng trong công nghệ xử lý nước thải cho các sinh vật dưới nước.

Muối Kali nitrat: dùng để chế tạo thuốc nổ đen. Làm phân bón cho cây trồng. Bảo quản thực phẩm, điều chế oxy và axit nitric. Có thể sử dụng để làm các phụ gia trong thực phẩm và các loại kem đánh răng cho con người.

Muối amoni nitrat: Sử dụng làm chất nổ, phân bón. Được dùng trong việc xử lý các quặng titanium. Sản xuất N2O, điều chế amoniac khan,…

Muối Canxi Nitrat: làm nguyên liệu sản xuất phân bón, sử dụng trong xây dựng làm chất phụ gia bên tông. Ứng dụng trong xử lý nước thải, sản xuất cao su, làm lạnh phòng và kết hợp với một vài chất khác để tích trữ năng lượng mặt trời.

Muối nitrat ứng dụng chế tạo phân bón

Muối nitrat thực sự đóng vai trò quan trọng đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, Vietlearn có thể giải quyết được cho bạn đọc thắc mắc muối nitrat là gì. Chúc các bạn có một quá trình học tập và nghiên cứu tốt nhất.

Xem thêm các bài viết khác:

Vật lý lớp 8: Trọn bộ bí kíp học tốt nâng cao điểm số(Mở trong cửa số mới)

Amoniac và muối amoniac – Học tốt hóa 10 cùng Vietlearn(Mở trong cửa số mới)

Căn bậc 3 lớp 9 – Giải toán 9 nhanh nhất cùng Vietlearn(Mở trong cửa số mới)

Vật lý lớp 10: kiến thức cơ bản & bài tập điển hình(Mở trong cửa số mới)

Cách đo và so sánh