Tính chất hóa học của Axit – Học tốt hóa 9

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Axit là một trong 2 phần học chính mà chúng ta được tìm hiểu trong môn Hóa học. Sẽ có nhiều loại axit khác nhau và tính chất hóa học của chúng cúng không hề giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của axit xem chúng có những điểm chung gì.

Axit là phần kiến thức chúng ta sẽ được làm quen vào lớp 9

Axit là gì?

Axit là hợp chất hóa học có công thức HxA. Đặc điểm của axit là chúng sẽ có vị chua. Hầu hết đều sẽ tan được trong nước và tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit của chất đó càng yếu và ngược lại.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thêm một cách định nghĩa axit khác là: Axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Phân loại axit

Tiêu chí để phân loại axit như sau:

Dựa vào tính chất hóa học của axit

Axit mạnh: axit sulfuric H2SO4, Axit clohidric HCl, axit nitric HNO3,…

Axit yếu: axit cacbonic H2CO3, Hydro sunfua H2S…

Dựa vào nguyên tử oxi

Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…

Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…

Phân loại khác

Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…

Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…

Tính chất hóa học của axit

Tính chất hóa học của axit lớp 9 sẽ gồm có 5 đặc điểm cơ bản sau đây:

Axit làm đổi màu giấy quỳ tím

Giấy quỳ tím sẽ có màu tím trong điều kiện thường. Tuy nhiên khi chúng được đặt trong môi trường khác nhau thì sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Đối với môi trường axit thì giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn trong môi trường kiềm thì giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh.

Như vậy tính chất hoá học của axit axetic cũng như các loại axit khác nói chung sẽ là làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ. Như vậy, khi muốn phân biệt dung dịch axit, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cách thức đơn giản nhưng hiệu quả này.

Tính chất hóa học của axit làm đổi màu quỳ tím

Vietlearn – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam

Axit tác dụng với kim loại

Tính chất tiếp theo của axit đó là khi tác dụng với kim loại, chúng sẽ biến đổi theo nguyên tắc là:

Axit + kim loại -> muối + H2

Điều kiện phản ứng sẽ là:

Axit: Thường sẽ dùng HCl, H2SO4 loãng bởi tính chất hóa học của axit sunfuric và tính chất hóa học của axit clohiđric sẽ dễ giải phóng H2 hơn các chất khác.

Kim loại: Sử dụng các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là:

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Cách để ghi nhớ dãy kim loại này là:

Khi nào cần may áo Záp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng á phi âu

Ví dụ của tính chất này như sau:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn

Tác dụng với bazơ

Nguyên tắc khi kết hợp axit và bazơ như sau:

Axit + Bazơ -> muối + Nước

Tất cả các axit đều sẽ tác dụng với bazơ. Các phản ứng này sẽ xảy ra mãnh liệt và chúng được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ cho phản ứng này như sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ theo nguyên tắc đó là:

Axit + oxit bazơ -> muối + Nước

Ví dụ như sau:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2

FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Tác dụng với muối

Nguyên tắc là:

Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

Điều kiện thực hiện phản ứng:

Muối tham gia phải tan

Axit mạnh

Sản phẩm muối sau khi tạo thành sẽ không tan trong axit mới sinh ra.

Các chất tạo thành phải có ít nhất 1 chất kết tủa hoặc một chất khí bay hơi.

Trường hợp sau phản ứng mà muối mới tan thì đây là axit mới yếu và ngược lại.

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Làm thế nào để chúng ta có thể xác định được độ mạnh và yếu của axit? Câu trả lời đó là dựa vào sự linh động của nguyên tử Hidro trong axit đó. Nếu H của axit càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.

Khi axit có oxy trong cùng một nguyên tố, nếu càng ít oxy thì axit càng yếu và ngược lại. Ví dụ: HClO4 > HClO3> HClO2> HClO

Còn đối với những axit của nguyên tố trong cùng một chu kỳ, khi các nguyên tố này ở hóa trị cao nhất thì nguyên tố trung tâm nếu có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu. Ví dụ: HClO4> H2SO4> H3PO4

Với axit của nguyên tố cùng nhóm A

Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4

Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF

Với axit hữu cơ RCOOH

Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm

HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH.

Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit sẽ mạnh.

Xác định độ mạnh yếu của axit

Trên đây là tính chất hóa học của axit và một vài những kiến thức cơ bản có liên quan. Hy vọng đã có thể giúp được cho bạn trong việc học tập của mình.

Tính chất hóa học của Clo lớp 9 – Vietlearn

Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học –