Tính chất hóa học của Crom – Tổng hợp kiến thức hóa học 12

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hóa học luôn là một môn học khiến cho rất nhiều bạn trẻ cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Vì số lượng kiến thức của nó quá rộng và vô cùng khó nhớ đặc biệt là về nguyên tố crom. Hôm nay, Vietlearn sẽ gửi đến cho các bạn những kiến thức cơ bản, tính chất hóa học của crom. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để học được những điều thú vị nhé!

Crom và hợp chất của crom

Thông tin cơ bản về crom – định nghĩa, tính chất vật lý và tính chất hóa học của crom

Định nghĩa

Crom là một nguyên tố hóa học đứng ở ổ thứ 24 trong bảng tuần hoàn. Crom có ký hiệu là Cr và số hiệu nguyên tử là 24. Crom là một nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là một kim loại giòn cứng, có nhiệt độ nóng chảy cao. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa từ +1 đến + 6 những số oxi hóa phổ biến là +2, +3, +6.

Ở nhiệt độ bình thường, crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối

Khối lượng nguyên tử: 52 g/mol

Độ âm điện: 1,66

Đồng vị: 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr

Tính chất vật lý của crom

Crom có màu trắng ánh bạc. Khối lượng riêng lớn d = 7,2 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy cao tnc 1890oC.

Là kim loại rất cứng nhất chỉ đứng sau mỗi kim cương, chúng có thể rạch được cả thủy tinh.

Trạng thái tự nhiên: Crom là một nguyên tố có mức độ phổ biến đứng thứ 21 trong lớp vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình là 100 ppm. Các hợp chất của crom được phát hiện trong môi trường các đá chứa crom bị bào mòn và thường được tìm thấy từ núi lửa. Ngoài ra, crom còn được tìm thấy ở dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4).

Xem thêm về Kim loại kiểm thổ

Tính chất hóa học của crom

Tính chất hóa học của crom cũng tương tự như các kim loại khác, đều tác dụng với phi kim, với nước và dung dịch axit.

Tác dụng với phi kim:

Với oxi ở nhiệt độ thường, crom rất bền do có lớp màng axit bảo vệ

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Với halogen

2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

Tác dụng với nước

Crom bền với nước và không khí do được bảo vệ bởi một lớp màng mỏng và bền. Vì vậy người ta thường mạ crom lên sắt để bảo vệ chúng không bị ăn mòn và chế tạo thép không gỉ.

Tác dụng với dung dịch axit

Trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng nóng, màng axit sẽ bị phá hủy, nên crom sẽ khu đi ion H+ tạo ra muối Cr(II) và khí hiđro.

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

Tương tự nhôm, crom không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội mà chúng sẽ làm cho kim loại Crom trở nên thụ động.

Với HNO3 loãng, đặc nóng và H2SO4 đặc nóng → Cr3+ + H2O + …

Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + 2H2O

Đồng và hợp chất của đồng – Cùng Vietlearn chinh phục hóa học!

Tính chất hóa học của crom

Điều chế dựa vào tính chất hóa học của crom

Trong tự nhiên rất khó để tìm thấy crom ở dạng đơn chất mà đa số là ở dạng hợp chất chiếm 0.03% khối lượng trái đất. Hợp chất crom phổ biến nhất được tìm thấy là quặng cromit sắt FeO.Cr2O3, quặng này thường chữa lẫn cả Al2O3 và SiO2.

Oxit crom (Cr2O3) được tách ra từ quặng. Sau đó điều chế crom bằng phương pháp nhiệt nhôm:

Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3

Ứng dụng của crom

Trong ngành công nghiệp luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và làm sáng bóng bề mặt, một số hợp kim sẽ được mạ một lớp crom, tiêu biểu là dùng để chế tạo và sản xuất thép không gỉ.

Là thành phần dùng làm thuốc nhuộm cho sơn và son.

Dùng các muối crom để nhuộm màu cho thủy tinh, ngọc lục bảo.

Crom có thành phần tạo ra được sắc đỏ, nên nó cũng được dùng để sản xuất ra hồng ngọc tổng hợp.

Hợp chất của crom

Hợp chất crom (III):

Crom (III) oxit – Cr2O3

Crom (III) hidroxit – Cr(OH)3

Hợp chất crom (VI):

Crom (VI) oxit – CrO3

Muối crom (VI): CrO42-, Cr2O72-

Một số dạng bài tập ứng dụng tính chất hóa học của crom

Một số dạng bài tập crom

Câu 1: Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.

Câu 2: Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.

Câu 3: Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?

Câu 4: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?

NO2.

NO.

N2O.

NH3.

Lời kết

Bài viết trên là một số kiến thức quan trọng về crom và tính chất hóa học của crom mà Vietlearn muốn gửi đến cho các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ về nguyên tố crom và học tốt môn hóa hơn. Nếu các bạn còn muốn tìm hiểu thêm với bộ môn hoá học, hãy truy cập ngay vào website: Vietlearn.org/ để tìm hiểu nhé!

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề

Tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại là gì – Hóa học lớp 9

Hóa học 12 – Nắm vững kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi Đại học

Tính chất vật lý của Kim loại – Học tốt Hóa 9 cùng Vietlearn

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ lớp