Viêm đại tràng

“Hồi bé cháu hay bị táo, hơn 2 năm nay hay đau bụng dưới, phân thì khi bé, ít, thậm chí rất táo, khi thì lỏng. Năm ngoái cháu đi chụp điện, được kết luận là viêm loét thành tá tràng, nhưng uống thuốc chữa lại thấy đau hơn nên cháu thôi. Hiện tại thường hay táo bón”.

Cháu nên nhớ rằng, đại tràng (ruột già) của con người có một đoạn nằm ngang vắt qua trước phần dưới của dạ dày, và những rắc rối ở đại tràng thường dễ nhầm lẫn với dạ dày.

Ở cháu không thấy có triệu chứng điển hình của loét hành tá tràng (không phải thành, mà là hành, vì đoạn cuối này của dạ dày trông giống như củ hành): đau bụng khi đói, ăn vào đỡ đau. Ở cháu cũng không thấy có triệu chứng điển hình của viêm dạ dày hoặc loét dạ dày: ăn vào thì đau, nôn ra hoặc đói thì đỡ. Triệu chứng đau do bệnh của dạ dày thì diễn ra thường xuyên, liên quan đến giờ giấc ăn uống, tăng lên khi chuyển thời tiết…

Cháu bị viêm đại tràng mạn thì đúng hơn. Cháu thử dùng tay ấn sâu vào bụng dưới bên trái xem, sẽ thấy nổi lên một đoạn ruột đi chếch từ ngoài vào trong, ấn vào thấy chăng chắc, lăn dưới tay; đó là do đại tràng bị viêm lâu ngày nên thành của nó dày lên, chuyên môn gọi là “dây thừng đại tràng”.

Cháu nên tránh mỡ và những thức ăn gì mà “nó” từ chối (hễ ăn thứ đó vào là bị đau quặn bụng dưới, phân lỏng, có khi thêm cả cảm giác mót rặn). Ăn nhiều rau xanh, rau củ, các loại khoai giúp nhuận tràng.

Thường xuyên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ: Nằm ngửa thoải mái, đưa bàn tay phải từ bụng dưới bên phải đi thẳng lên rồi đi ngang rốn để sang trái, rồi vòng xuống bụng dưới bên trái.

Gặp khi phân lầy nhầy như mũi, phải đi khám để được điều trị bằng kháng sinh đường ruột.

Nên dùng thêm mỗi ngày 1 viên Theravit để bổ sung đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng tối cần cho cơ thể mà cháu có thể bị thiếu do bệnh đường ruột.

Cháu có thể chữa bằng nõn lá bàng.