Xicloankan – Tổng hợp lý thuyết và bài tập hóa lớp 11

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hóa 11 chắc hẳn đã khiến bạn cảm thấy khá đau đầu vì kiến thức rất đa dạng. Để có hiệu quả tốt trong việc hiểu và nhớ, điều cần thiết là thường xuyên ôn luyện về bài đã học. Hôm nay Vietlearn sẽ tổng hợp kiến thức về Xicloankan hóa 11 với bài viết dưới đây nhằm hỗ trợ các bạn trong việc củng cố và tìm hiểu thêm kiến thức Xicloankan. Học cùng Vietlearn ngay thôi!

Cấu tạo chung

Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng (một hoặc nhiều vòng) và chúng ta chỉ xét các hợp chất có một vòng. Đó là hợp chất đơn vòng hay còn gọi là monoxicloankan.

Xicloankan công thức cấu tạo tổng quát: CnH2n, n≥3

Một số xicloankan đơn giản có công thức cấu tạo và tên gọi như bảng sau:

Công thức phân tử Tên thay thế tnc, oC ts, oC

C3H6 Xiclopropan -127 -33

C4H8 Xiclobutan -90 13

C5H10 Xiclopentan -94 49

C6H12 Xiclohexan 7 81

Đồng phân của Xicloankan

Đồng phân của hợp chất hữu cơ này bao gồm các loại như sau:

Đồng phân anken

Đồng phân về độ lớn của vòng (n≥4)

Đồng phân vị trí nhánh trên vòng (n≥5)

Đồng phân về cấu tạo nhánh (n≥6)

Đồng phần hình học với vòng 3 cạnh

Trong phân tử hợp chất này, các nguyên tử Cacbon liên kết với nhau bằng liên kết tạo ra mạch vòng, nguyên tử Cacbon của vòng liên kết với các nguyên tử Hidro hoặc gốc ankyl.

Cách gọi tên một số monoxicloankan

Ôn luyện kiến thức về Xicloankan

Công thức gọi tên hợp chất:

Tên = số chỉ vị trí nhánh + trên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an

Mạch chính là mạch vòng. Để đọc tên cho chính xác, cần lưu ý tánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.

Tính chất vật lý

Trong điều kiện thường, một số dạng hợp chất này có tính chất vật lý như sau:

Xiclopropan và xiclobutan có thể khí, Xiclopentan và xiclohexan ở thể lỏng. Các xicloankan không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ và hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác.

Tính chất hóa học

Hợp chất này có thể tham gia các phản ứng hóa học tương tự như ankan

Vì phân tử của hợp chất này chỉ chứa các liên kết xichma bền, tương tự như ankan nên chúng cũng sở hữu một số phản ứng tương tự như ankan. Cụ thể như sau:

Phản ứng thế

Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, nguyên tử Hidro trong phân tử xicloankan bị thế bởi nguyên tử halogen.

C6H12 + Br2 → C6H11Br + HBr

Phản ứng cộng

Xiclopropan, xiclobutan và xicloankan vòng 3 hoặc 4 cạnh có phản ứng cộng với hiđro giống anken, với điều kiện phải được đun nóng và có niken làm chất xúc tác. Phản ứng này làm gãy một trong các liên kết Cacbon (C – C) của vòng và hai nguyên tử hiđro cộng vào hai đầu của liên kết vừa bị gãy, từ đó tạo thành hợp chất ankan tương ứng.

Riêng xiclopropan và các xicloankan vòng 3 cạnh còn có thể tác dụng với với brom (Br) hoặc axit.

Các xicloankan vòng lớn như 5 cạnh, 6 cạnh và nhiều hơn không tham gia phản ứng cộng mở vòng.

C3H6 + H2 → C3H8

C4H8 + H2 → C4H10

C3H6 + Br2 → Br−CH2−CH2−CH2−Br

C3H6 + HBr → CH3−CH2−CH2−Br

Cần lưu ý rằng:

Xicloankan vòng 3 cạnh có khả năng làm mất màu dung dịch Brom → ta có thể dùng dung dịch brom để nhận biết.

Vòng 4 cạnh chỉ tham gia phản ứng cộng mở vòng với Hidro (H2)

Phản ứng tách

C6H11CH3 →xt,t∘ C6H5CH3 + 3H2

Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa của hợp chất này bao gồm : phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt, không làm mất màu dung dịch KMnO4

Tổng quát: CnH2n+(3n2)O2→nCO2 + nH2O

Từ phương trình tổng quát ta có: nCO2 = nH2O

Chẳng hạn như: C6H12 + 9O2 → 6CO2 + 6H2O

Lý thuyết Anken – Nâng cao điểm hóa 10 cùng Vietlearn!

Lý thuyết về Ankan dành cho các học sinh muốn giỏi Hóa

Cách điều chế và ứng dụng

Xicloankan có thể được điều chế bằng các phương pháp nào?

Một số cách điều chế hợp chất này cần lưu ý như sau:

Điều chế bằng cách chưng cất dầu mỏ.

Tách H2 từ ankan tương ứng: CH3(CH2)4CH3 → H2 + C6H12

Tách Br2 từ dẫn xuất 1,n – đibrom ankan (n > 2): CnH2nBr2 + Zn → CnH2n+ ZnBr2

Ngoài việc dùng làm nhiên liệu như ankan, xicloankan còn được dùng làm dung môi, làm nguyên liệu để điều chế các chất khác.

Một số bài tập lý thuyết

Bài 1: Nhận định nào sau đây là đúng về Xicloankan:

Hợp chất này chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng

Hợp chất này chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế

Mọi hợp chất này đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng

Một số hợp chất này có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng

Đáp án đúng: D

Bài 2: Khi sục khí CnH2n, n≥3 vào bro, hiện tượng nào sau đây xảy ra:

Màu dung dịch không đổi

Màu dung dịch bị đậm lên

Màu dung dịch nhạt dần

Dung dịch từ không màu chuyển thành màu đỏ

Đáp án đúng: C

Giải thích: vì khí CnH2n, n≥3 có phản ứng cộng khi tác dụng với brom, do đó mà màu của dung dịch ẽ bị nhạt dần.

Lời kết,

Trên đây là một số thông tin về xicloankan mà Vietlearn chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết bổ ích sẽ góp phần củng cố lại thông tin đã học và có thêm một số khám phá mới mẻ. Bên cạnh đó, có thể mang lại những giây phút học tập thú vị với bộ môn hóa học. Để tìm hiểu thêm một số bài học khác, đừng ngần ngại truy cập website: Vietlearn.org/ nhé! Chúc các bạn đạt kết quả học tập thật tốt!

Benzen và đồng đẳng của benzen – Học tốt hóa 11(Mở trong cửa số mới)

Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học – Vietlearn(Mở trong cửa số mới)

Liên kết cộng hóa trị là gì