Nồng độ dung dịch là gì hóa 8 – Những lưu ý khi học

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Trong nội dung bài học của Hóa học lớp 8, có một nội dung vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ là kiến thức của lớp 8 mà còn ảnh hưởng đến các lớp cao hơn. Đó chính là nội dung nồng độ dung dịch Hãy xem có những gì cần lưu ý trong khi học nội dung này nhé.

Khái niệm nồng độ dung dịch là gì?

Về cơ bản, nồng độ dung dịch được định nghĩa là đại lượng cho biết lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định. Trong dung dịch bao gồm có dung môi và chất tan.

Đi tìm khái niệm nồng độ dung dịch là gì

Nồng độ dung dịch đều có thể tăng hoặc giảm. Một chút nữa chúng ta sẽ bàn cách pha chế nồng độ dung dịch hóa 8 như thế nào để đạt được như mong muốn. Nồng độ tăng sẽ làm bằng cách tăng thêm chất tan vào dung dịch hoặc giảm dung môi. Và ngược lại, nếu muốn nồng độ giảm thì có thể giảm chất tan hoặc tăng thêm dung môi.

Trong trường hợp dung dịch bão hòa, là khi dung dịch có nồng độ cao nhất, cũng là lúc dung dịch không thể hòa thêm chất tan nào nữa. Muối NaCl có độ bão hòa tại 60 độ C là 37,1g/100ml và ở áp suất 1atm ở 20 độ C là 35,9g/100ml.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học 8

Phân loại dung dịch

Có nhiều loại dung dịch khác nhau, bao gồm:

Nồng độ phần trăm ( kí hiệu C%)

Nồng độ % theo thể tích

Nồng độ mol

Nồng độ molan (Cm)

Nồng độ phần mol và nồng độ đương lượng:

Như vậy, có nhiều cách để biểu diễn nồng độ của dung dịch, song có 2 cách phổ biến và đây cũng là 2 cách mà trong sách giáo khoa Hóa học lớp 8 hướng dẫn cho các em. Đó chính là nồng độ phần trăm của dung dịch và nồng độ mol của dung dịch

Các loại nồng độ dung dịch phổ biến

Nồng độ phần trăm của dung dịch

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về nồng độ phần trăm của dung dịch trước nhé.

Nồng độ phần trăm của dung dịch chính là số gam của chất tan có trong 100g dung dịch. Nó được viết tắt là C%. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch như sau:

C%= mct / mdd .100% (%), trong đó, mct chính là khối lượng chất tan và mdd chính là mdd. Tất cả đều tính bằng gam.

Bạn đang băn khoăn không biết mdd sẽ được tính như thế nào đúng không. Đừng lo, chúng ta có công thức như sau

mdd (g) = mdm + mct (mdm tức là khối lượng dung môi)

Nồng độ mol của dung dịch

Bên cạnh nồng độ phần trăm của dung dịch, thì nồng độ mol của dung dịch cũng chính là một trong những nội dung quan trọng của nồng độ dung dịch hóa 8.

Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan ở trong một lít dung dung dịch. Nó có từ viết tắt là CM. Chúng ta có công thức tính nồng độ mol của dung dịch như sau:

CM = n/V (mol/l), trong đó n là số mol chất tan và V là thể tích dung dịch. V ở đây không phải là điều kiện tiêu chuẩn 22,4l mà là số người ta cho trong bài toán. mol/l cũng được ký hiệu là M.

Công thức này vô cùng quan trọng vì trong bài toán đều có phần tính toán này. Nếu trong trường hợp V trong đề bài chưa về lít thì phải đổi về lít.

Vietlearn nền tảng học trực tuyển áp dụng công nghệ AI nhắc học thông minh

Cách pha dung dịch theo nồng độ

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong 2 nồng độ phổ biến của dung dịch. Tiếp theo, chúng ta sẽ pha chế dung dịch theo nồng độ mol hoặc nồng độ phần trăm của dung dịch theo các đề bài tập sau nhé.

Cách pha chế hoặc pha loãng dung dịch theo một nồng độ cho trước

Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

Trong sách giáo khoa lớp 8, các em sẽ được tiếp cận một bài tập từ muối đồng sunfat, và có 50g dung dịch CuSO4 với nồng độ 10% thì pha chế như thế nào. Ở trong sách giáo khoa cũng đã ghi vô cùng chi tiết cho bạn.

Các bước thực hiện chúng ta thực hiện như sau, trước tiên cần tính khối lượng chất tan của CuSO4 cần lấy, khối lượng dung môi của nước là bao nhiêu. Với bài toán này, chúng ta áp dụng công thức C% = mct/mdd*100. Từ công thức này, chúng ta tính được số lượng đồng Sunfat cần lấy là 5g. Cũng theo công thức mdd=mct+mdm. Như vậy khối lượng dung môi (chính là nước) là 45g = 45ml. Như vậy để pha chế được đồng dung dịch CuSO4 10% thì chúng ta cho 5g CuSO4 cho vào ống nghiệm, sau đó cho vào 45ml nước cất, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Chúng ta sẽ thu được nồng độ dung dịch như mong muốn.

Cách pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước

Bài toán này sẽ khó hơn bài toán trước. Bình thường sẽ cho chúng ta dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn và bắt chúng ta pha chế. Với câu a của bài toán trong sách giáo khoa, chúng ta cùng giải xem sao nhé.

Chúng ta hiểu phải pha chế MgSO4 từ 2M xuống 0,4M. Gặp dạng này chúng ta cần làm các bước nào? Trước tiên chúng ta tính số mol của MgSO4 = V * Cm= 0,1*0,4=0,04 (ml). Mục đích tính số mol để chúng ta tính thể tích. Vậy thể tích chúng ta tính được chính là n=Cm.Thể tích MgSO4 ban đầu sẽ được tính = 0,04/2=0,02 (l) = 20ml. Như vậy chúng ta chỉ cần 1 bình thủy tinh 20ml MgSO4, sau đó cho nước cất tới vạch 100ml. khi đó chúng ta thu được dung dịch theo yêu cầu là 100ml 0,4M.

Tóm lại, bài học về nồng độ dung dịch hóa 8 vô cùng quan trọng, là nền tảng và cũng là công thức cho nhiều bài học sau. Vì thế các em cần học thuộc công thức và làm đi làm lại nhiều lần dạng bài tập này để thành thục nhé.

Tính chất – ứng dụng của Hiđro – Học tốt hóa 8 cùng Vietlearn

Oxit axit là gì hóa 8? Các dạng bài tập và lời giải hay – Topp