Top 4 kỹ năng sống lớp 2 ba mẹ và bé nhất định phải biết

Như vậy, nhìn chung, công tác rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Mà cụ thể là rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 chủ yếu được áp dụng tại gia đình và các trung tâm. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động trong việc giáo dục trẻ.

Xem thêm : Phụ huynh nên làm 6 điều sau để trẻ học tốt

Top 4 kỹ năng sống lớp 2 trẻ cần rèn luyện

Kỹ năng tự phục vụ

Ở độ tuổi này, trẻ có thể chưa làm được mọi việc. Tuy nhiên, ba mẹ có thể tạo điều kiện cho con luyện tập từ từ. Hãy để trẻ bắt đầu bằng những công việc đơn giản nhất, Khi trẻ đã quen thì tiếp tục với những công việc phức tạp hơn. Không chỉ tự phục vụ bản thân mình về vật chất, ba mẹ nên rèn luyện kỹ năng này cho trẻ cả về mặt tinh thần. Dần dần, trẻ có thể tự chau dỗi, rèn luyện và hình thành nên những thói quen tốt.

Ngay những ngày đầu, có thể trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng để trẻ có thể có được kỹ năng tự phục vụ tốt, ba mẹ không nên nản lòng. Hãy giúp đỡ, khích lệ tinh thần trẻ, không nên quát nạt.

Trẻ cần rèn luyện Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng quản lý thời gian

Lối sống tự do khi còn học ở trường mầm non và sự ham chơi của trẻ là một điều không dễ để thay đổi. Ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập làm quen với những thói quen mới. Bắt đầu từ việc đúng giờ, hãy giúp trẻ hoạt động theo thời gian biểu mỗi ngày. Quy định rõ ràng về thời gian chơi, thời gian học bài,… Dần dần trẻ sẽ có ý thức kỷ luật hơn với chính bản thân mình. Qua phương pháp này, trẻ sẽ biết quý trọng và sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý.

Kỹ năng lắng nghe

Trong đời sống hàng ngày, lắng nghe là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, khi trẻ chưa rèn luyện được tính kiên nhẫn. Đôi khi trong giao tiếp, thiếu kiên nhẫn và luôn tìm cách thể hiện cái tôi sẽ khiến trẻ bỏ lỡ nhiều bài học quý giá. Vì vậy, ba mẹ cần giúp trẻ rèn luyện thật tốt kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Việc lắng nghe người khác nói sẽ giúp trẻ rèn luyện thêm khả năng tư duy về ngôn ngữ. Cũng như tăng thêm tính lịch sự cho cuộc giao tiếp.

Để trẻ có thể dễ dàng có được kỹ năng lắng nghe. Cách tốt nhất, ba mẹ nên làm gương cho trẻ từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như không ngắt lời của trẻ hay hạn chế tối đa những yếu tố âm thanh gây nhiễu hội thoại khi giao tiếp với trẻ. Để bé tiếp xúc nhiều hơn với không gian yên tĩnh cũng là một cách hay để trẻ yêu thích lắng nghe và giữ được bình tĩnh khi sử dụng ngôn ngữ.