Vết chàm trên người

“Từ lúc lọt lòng, cháu đã có một vết chàm trên người. Khi lớn lên, cháu hỏi mẹ thì bà bảo “bị đổ chàm vào người vì tội ngang bướng cứ muốn đầu th. Lâu nay cháu cứ trăn trở về điều này mà không tài nào hiểu được. Khoa học có cách gì giúp cháu xóa nó đi không, để khỏi có mặc cảm tội lỗi?”.

Theo thuyết luân hồi, mỗi con người có nhiều kiếp sống nối tiếp nhau: sinh ra – lớn lên – chết đi – đầu thai làm con của hai bố mẹ khác để được sinh ra lần nữa… Cứ thế cho đến khi nào trở nên “hoàn thiện hoàn mỹ” thì được thoát khỏi cảnh luân hồi, hưởng hạnh phúc vĩnh cửu… Trước đây, khi gặp cảnh trẻ sơ sinh bị chết yểu liên tiếp, người ta cho là “tại một kẻ đầu thai rồi chết ngay, lặp đi lặp lại nhiều lần”. Do vậy, một số người đổ chàm, đổ mực tàu lên thi hài đứa con chết yểu đó để đánh dấu, phòng khi nó đầu thai lại thì nhận ra!

Còn theo giải thích của khoa học, vết chàm, vết bớt bẩm sinh xuất hiện do hiện tượng đổi màu của sắc tố da tại vùng đó trong quá trình bào thai. Nguyên nhân của nó chưa được xác định rõ. Không có chất gì làm cho nó mất đi được. Một số anh chị em ruột có vết chàm gần giống nhau, có thể do gene.

Như vậy, cháu chẳng tội gì mà phải trăn trở nghĩ ngợi về lời nói không đâu.