Vì sao không được kết hôn cận huyết
“Sau tiết học sinh vật lớp 9 về tự thụ phấn và giao phổi gần, cô giáo đặt thêm câu hỏi: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn thân thuộc . Em chưa thể trả lời được câu hỏi này”.
Nói “kết hôn cận huyết” có lẽ chính xác hơn “kết hôn thân thuộc”. Em hãy quan sát hiện tượng sinh sản trong lợn gà thì thấy: Nếu để cho những con vật cùng lứa (hoặc lứa ngay trước đó) giao phối với nhau, con cái của chúng sẽ ngày càng kém cỏi. Trái lại, nếu cho giao phối với những con xa lạ, chúng sẽ phát triển tốt.
Ở con người cũng tương tự. Một số bộ tộc, thậm chí dân tộc, cho anh em, chị em con chú bác ruột, cô cậu ruột hay dì già ruột lấy nhau. Những gia đình như vậy hay gặp hiện tượng “thoái hóa” về nòi giống (trí lực giảm sút, một số dị tật bẩm sinh lan tràn…).
Vì sao như vậy? Ta có thể hình dung một cách dễ hiểu như sau: Trong từng cá thể, bao giờ cũng có một số gene xấu nhưng không biểu hiện (gene lặn). Khi giao phối cận huyết, các gene xấu tương tự của noãn và tinh trùng có điều kiện kết hợp với nhau để trở thành gene trội, biểu hiện ra ngoài. Nếu giao phối cận huyết tiếp tục qua nhiều thế hệ thì sự thoái hóa nghiêm trọng là điều cầm chắc. Trong lịch sử, đã có một số dòng họ do tập tục kết hôn cận huyết mà trở thành tồi tệ, thậm chí tiêu vong. Chính vì vậy mà trong hôn nhân, người ta cấm các cá thể cận huyết trở thành vợ chồng.
Trong hôn phối, 2 cá thể càng khác nhau xa về di truyền càng tốt, con cái sẽ phát triển đức tính và hạn chế nhược điểm (có dân tộc nhờ giao lưu rồi kết hôn rộng rãi với người các dân tộc khác mà dần dà có được trí óc thông minh hơn và thể tạng khỏe đẹp hơn so với thucòn “trâu ta ăn cỏ đồng ta”).